Thu hút nhân tài cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

07:47 09/04/2021
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là “vùng trũng” về giáo dục, nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đưa vấn đề giáo dục và phát triển nguồn nhân lực vào Nghị quyết 120, xem đây là nội dung trọng tâm để phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL.

Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright công bố, đánh giá tỷ lệ đi học ở cấp tiểu học vùng ĐBSCL cao nhất so với cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu tuột dốc mạnh từ cấp THCS và cấp THPT khiến cho ĐBSCL có tỷ lệ đi học phổ thông thấp nhất cả nước.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2019, ĐBSCL có tỷ lệ dân số trong độ tuổi học phổ thông nhưng không đi học cao nhất cả nước (13,3%). Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với mức bình quân toàn quốc (8,3%). Thực trạng trên cho thấy chất lượng lao động tại ĐBSCL rất thấp.

Dạy nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, TP Cần Thơ.

GS-TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, nhận xét: “Nguồn nhân lực của ĐBSCL hiện nay thiếu và yếu không chỉ trong lĩnh vực như: công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ cao trong nông nghiệp, thuỷ sản, quản lý môi trường… mà còn thiếu và yếu công nhân có tay nghề cho các doanh nghiệp (DN), các khu công nghiệp (KCN) mới mở”.

Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cũng cho rằng ngành mạnh nhất của ĐBSCL hiện nay là nông nghiệp chế biến thuỷ sản như: Chế biến cá tra, tôm, rau quả, công nghệ sau thu hoạch… nhưng rất thiếu lao động, kể cả lao động phổ thông. Trong 10 năm qua, ĐBSCL mất gần 1,5 triệu lao động, họ di cư lên các KCN ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương làm việc. GS-TS Hà Thanh Toàn cho rằng các địa phương ở ĐBSCL làm sao có chính sách để giữ chân người lao động ở lại làm việc.

Ông Nguyễn Quốc Vững, nguyên Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Cần Thơ, cho biết hiện nay đang làm đại diện để tuyển lao động cho nhiều DN tại ĐBSCL. Qua những buổi phỏng vấn người lao động, ông Vững thấy rằng ngoài việc sinh viên học trên nhà trường thì cần phải được cọ xát và linh hoạt trong thực tế. “Những vị trí mà DN tuyển nhiều nhưng không tìm ra người là kĩ sư cơ khí, tự động hoá, kĩ thuật máy tính, kĩ sư phần mềm… Có những em tốt nghiệp kĩ sư tin học nhưng không biết sửa máy tính, mà ngành này thì DN đang cần. Vì vậy, nói đến lao động chất lượng cao thì ngoài kiến thức, sinh viên khi ra trường phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học và năng động trong thực thi công việc, có thể làm được nhiều việc và nhiều vị trí như: quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ kĩ thuật…”, ông Vững phân tích.

Trường ĐH Cần Thơ, cơ sở đào tạo lớn nhất ĐBSCL với thế mạnh có đội ngũ cựu sinh viên đã tốt nghiệp gần 200.000 người đủ ngành nghề qua 55 năm hình thành và phát triển. Đội ngũ này phần lớn làm việc ở ĐBSCL, tham gia vào hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương, làm việc ở các DN. Thế mạnh của trường là các ngành học về nông nghiệp, thuỷ sản, rất phù hợp với phát triển kinh tế ĐBSCL. Tuy nhiên, GS-TS Hà Thanh Toàn cũng nhìn nhận những ngành nghề về nông nghiệp, thuỷ sản không thu hút sinh viên đi học vì ngành này làm vất vả, thu nhập từ lương thấp so với những ngành khác, sự thăng tiến trong quá trình làm việc chưa hấp dẫn.

Ông Nguyễn Quốc Vững cũng cho rằng DN nước ngoài thường có kinh phí để nuôi lực lượng sinh viên, rồi sau đó khi sinh viên ra trường thì họ kéo về DN làm việc. Vì vậy, cần nhân rộng việc này với DN trong nước. “Việc này không cần đòi hỏi nhiều về kinh phí, chỉ cần DN ưu tiên tạo điều kiện cho trường gửi sinh viên tới để thực tập, cọ xát với nhà máy để làm quen môi trường làm việc trong DN. Ngoài ra, trong các ngày hội tuyển sinh, ngoài việc chiêu sinh ở các trường, cần có nhiều DN tham gia để tư vấn tiêu chí tuyển dụng để từ đó đó sinh viên mới rèn luyện bản thân mình cho phù hợp với công việc lựa chọn sau này”, ông Vững nói.

Tại hội nghị lần thứ 3 về “Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” tổ chức vào ngày 13/3, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra “8G” để bổ sung vào Nghị quyết 120, trong đó có chữ “Giáo”. Đó là giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói giáo dục là chìa khóa vàng của phát triển bền vững. Đối với ĐBSCL, giáo dục vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn.

Như Anh

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文