“Thú” thay đổi màu sơn, “độ” xe ở Hà Nội: Hành vi vi phạm cần xử lý

14:26 22/02/2014
Gần đây, “thú” đưa xe (chủ yếu là xe mô tô) vào các cửa hàng sơn – sửa chữa mô tô – xe máy của một phận dân chơi là giới trẻ để thay đổi màu sơn, “độ” xe – thay đổi kết cấu xe (nâng càng, nẹt pô …) đang nở rộ. Đây là “thú” chơi cần ngăn chặn. Bởi không chỉ vi phạm pháp luật, việc thay đổi màu sơn, “độ” xe còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.

Hiện tượng một số dân chơi đưa phương tiện (chủ yếu là xe mô tô, xe gắn máy) của mình vào các tiệm dán đề can, sơn – sửa chữa môtô  - xe máy để… thay màu sơn, “độ” xe không phải mới xuất hiện. Song thực tế gần đây cho thấy, hiện tượng này đang trở thành thú chơi đáng báo động ở thành phố Hà Nội cũng như một số địa bàn lân cận. Có cầu, ắt có cung. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ này theo đó cũng “mọc lên như nấm”. Rảo bước qua một số tuyến phố như: Cao Bá Quát, Phủ Doãn, Phó Đức Chính, Lê Duẩn, Hoàng Hoa Thám… dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cửa hàng cung cấp dịch vụ dán đề can, “tút” sơn xe, “độ” xe tấp nập khách hàng đưa xe đến “tân trang” màu sơn xe của mình.

10h30’ ngày 21/2, trên phố Cao Bá Quát - nơi được nhiều dân chơi gọi với cái tên: “Phố đề can” ở thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh dịch vụ dán đề can, tân trang màu sơn xe diễn ra khá nhộp nhịp. Nhẩm đếm, cũng có đến hơn chục cửa hàng. Ghé vào cửa hàng V.T – chuyên dán đề can xe máy, kính màu ôtô, chúng tôi chứng kiến nhân viên ở đây đang tất bật với các công đoạn tháo rời các phụ tùng 2 chiếc xe ga đắt tiền – Liberty này để chuẩn bị dán lại màu mới. Mọi thao tác từ: tháo yếm, tháo mặt nạ, cốp xe…cho đến dán đề can màu lên lớp sơn cũ của cậu nhân viên cửa hàng được thực hiện khá thành thục. Chưa đầy nửa tiếng sau, một số bộ phận của chiếc xe vốn có màu xanh tím nhanh chóng bị chuyển sang màu trắng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sau khi các công đoạn dán đề can đươc hoàn tất, chiếc xe trên nhanh chóng biến thành một chiếc xe có mẫu mã hoàn toàn mới.

Việc thay đổi màu sơn và “độ” xe là vi phạm pháp luật. (Ảnh minh họa)

Theo nhân viên cửa hàng cho biết, khách đến đây dán đề can đổi màu sơn xe thời qua, chủ yếu là giới trẻ. Wave, LX, SH, Liberty, Spacy… là những dòng xe thường được giới trẻ đưa đến, thay đổi màu sơn. Một trong những nguyên nhân khiến “thú” thay đổi màu sơn của một bộ phận giới trẻ trong thời gian qua nở rộ như vậy là bởi, nhiều bạn trẻ có suy nghĩ, khi dán một màu sơn mới cũng đồng nghĩa với việc “thay áo” mới cho xe, thể hiện tính chơi trội của mình... Vâng! Tiếp xúc với chúng tôi, anh Nguyễn Thành, 32 tuổi nhà ở phố Đội Cấn (quận Ba Đình – Hà Nội) không ngớt hồ hởi khi khoe chiếc xe LX150 vốn có màu da cam của mình mới đây đã được “thay áo” mới. Anh Thành cho biết, vì chán đi xe màu da cam, nên tuần trước anh đã đưa xe ra phố Cao Bá Quát. Và chỉ hơn 2 giờ đồng hồ sau, chiếc xe của anh đã trở nên mới hoàn toàn, khi màu sơn da cam cũ đã được thay bằng màu xanh lá cây.

Để sử dụng dịch vụ “thay áo” cho phương tiện (môtô – xe máy) của mình, khách hàng thường phải chi một khoản tiền từ 600 ngàn đồng đến 900 ngàn đồng, với thời gian đợi khoảng 2-3 tiếng. Đáng chú ý, khoản tiền này thường tăng tỷ lệ thuận theo giá trị từng chiếc xe. Ví như, xe Honda wave giá “thay áo” của nó rẻ hơn so với các loại xe SH, Liberty v.v..Lý giải cho việc chênh lệch giá này, Minh, nhân viên cửa hàng dán đề can T.H trên phố Lê Duẩn cho hay, đối với dòng xe tay ga đắt tiền, người dán đề can thường mất nhiều thời gian, nhiều đề can hơn so với các loại xe môtô thông thường.

Không riêng gì thay đổi màu sơn bằng việc dán đề can màu, gần đây, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến các cửa hàng chuyên “tút” lại màu sơn xe. Ghi nhận tại một số cửa hàng chuyên “tút” sơn xe trên phố Hoàng Hoa Thám, Phủ Doãn…, chúng tôi được hay, do mẫu mã đẹp, độ bền cao hơn nên, nhiều bạn trẻ đã tìm đến dịch vụ “tút” sơn xe này. Và giá của “tút” sơn xe đắt gấp 2-3 lần so với dán đề can màu thông thường. Ví như một chiếc xe L.X để chuyển sang màu sơn mới, người có nhu cầu phải trả một khoản tiền 2-3 triệu đồng/xe. Không chỉ “thay áo” cho xe, nhiều dân chơi còn đưa phương tiện của mình đến các “lò độ” xe để thay đổi kết cấu xe như: nâng càng, đôn nòng – nẹt pô, chỉnh sửa hệ thống chắn bùn, vành xe...

Nhiều chủ “lò độ” xe đã sử dụng cả hệ thống mạng internet, mạng xã hội để quảng cáo dịch vụ này của mình. Điển hình như trên trang mạng www.muarxxx, chủ “lò độ” xe ở quận Long Biên (Hà Nội) có số điện thoại: 097468xxxx quảng cáo: “Cơ sở của em chuyên nhận “độ”, chế xe máy các kiểu dáng. Giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, tiếp khách tận tình chu đáo. Các anh em có thể làm tổng thể hoặc làm từng phần… với giá dao động từ 5T-10T (5 triệu đồng đến 10 triệu đồng - PV”.

Ngày 21/2, trao đổi với PV Báo CAND về vấn đề trên, Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) cũng tỏ ra lo ngại trước tình trạng này. Theo Thượng tá Luyện đây là hành vi vi phạm các quy định về TTATGT. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ, chủ phương tiện không được thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…

Cũng theo Thượng tá Luyện, việc thay đổi kết cấu xe không chỉ vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người đi đường cũng như bản thân người điều khiển phương tiện. Ví dụ: khi thay đổi lại kết cấu hệ thống giảm xóc, càng xe, hay nẹt pô…, nếu không được xử lý, lắp ráp đúng kỹ thuật, nó rất dễ trở thành nguyên nhân khiến các thiết bị, phụ tùng phương tiện bị trục trặc kỹ thuật. Và tất nhiên sự cố va chạm, tai nạn xảy ra trong quá trình lưu thông trên đường là điều khó tránh khỏi.

Rõ ràng, “thú” thay đổi màu sơn, “độ” xe của một bộ phận giới trẻ hiện nay cần sớm được ngăn chặn. Nhất là khi trên thực tế, hành vi này không những vi phạm các quy định của Luật Giao thông mà nó còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy liên quan đến tội phạm hình sự. Như việc các đối tượng sau khi gây án - trộm cắp xe môtô sẽ phun lại sơn, thay đổi kết cấu xe, lắp biển kiểm soát giả hoặc các đối tượng cướp giật tài sản sử dụng xe được “tút” lại màu sơn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm “né” lực lượng chức năng. Thực tiễn cũng đã chứng minh, một số vụ việc tương tự đã bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nếu chủ phương tiện (môtô, xe gắn máy) tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng đối với cá nhân, từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng đối với tổ chức; buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe…

Hạ Tuyết

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文