Thủ tướng tặng bằng khen cho nhân dân và cán bộ huyện Đông Anh

15:41 16/05/2021
Trong thời điểm cả nước đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, huyện Đông Anh đã có cách làm sáng tạo là khoanh vùng ổ dịch "3 lớp" tại những nơi bị cách ly, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân.


Ngày 16/5, tại Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 3 tập thể và 4 cá nhân thuộc TP Hà Nội đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Các tập thể được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm nhân dân và cán bộ huyện Đông Anh, TP Hà Nội; Trung tâm Y tế huyện Đông Anh; nhân dân và cán bộ thôn Lỗ Giao, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh. 

Các cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm: ông Lê Trung Kiên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh; ông Nguyễn Xuân Linh, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh; ông Nguyễn Tiến Cương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh; ông Nguyễn Hữu Phan, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lỗ Giao, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh.

Trong thời điểm cả nước đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19, huyện Đông Anh đã có cách làm sáng tạo là khoanh vùng ổ dịch "3 lớp" tại những nơi bị cách ly, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân. 

"3 lớp" đó là: Lớp lõi có dịch giãn cách theo Chỉ thị 16-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ, lớp tiếp theo thực hiện theo chỉ thị 15-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ, và lớp ngoài cùng theo Chỉ thị 19-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện đc mô hình này, huyện Đông Anh đã huy động trên 11.000 tình nguyện viên và các lực lượng liên ngành. 

Cách thức thực hiện phong tỏa “3 lớp” là nhằm “khóa chặt” nguồn lây theo từng mức độ và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt và lao động, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Theo Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên, ở đợt dịch thứ 4, thời điểm ngày 30/4/2021, huyện Đông Anh ghi nhận 2 trường hợp là F1 của BN2911 làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long có kết quả xét nghiệm dương tính lần 1. 

Ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên do tiếp xúc với bệnh nhân tỉnh Hà Nam, huyện đã tổ chức phong tỏa cách ly một làng có 499 hộ với hơn 2.300 nhân khẩu. Huyện bố trí 3 chốt kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên bên trong làng, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường, nhu yếu phẩm của người dân vẫn được cung cấp đầy đủ. Đến nay, Đông Anh có 4 điểm dịch COVID-19 phải thực hiện phong tỏa, nhưng nhờ cách làm sáng tạo, nhất là với mô hình cách ly “3 lớp”, huyện Đông Anh vẫn kiểm soát tốt tình hình và thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. 

Ông Lê Trung Kiên giải thích cụ thể: “Mô hình cách ly “3 lớp” được tổ chức theo cách thức lớp 1 là siết chặt cách ly những gia đình F1, toàn bộ F2 và người đi đến ở vùng dịch. Ở vòng này, huyện phân công lực lượng thường trực 24/24h. Lớp 2 là lập chốt kiểm soát sinh hoạt nội bộ tại các ngõ, xóm. Lớp 3 là khoanh vùng vòng ngoài đối với tất cả các thôn, làng, tổ dân phố với 1.611 chốt. Để thực hiện được mô hình này, huyện Đông Anh đã huy động được trên 11.000 tình nguyện viên và các lực lượng liên ngành tham gia để bảo vệ ở các chốt để bảo đảm việc kiểm soát y tế”.

Nhờ cách làm hiệu quả, nhất là với mô hình cách ly “3 lớp”, đến nay, tình hình dịch trên địa bàn huyện Đông Anh cơ bản đã được tầm kiểm soát. 

Cùng với mô hình cách ly “3 lớp”, có chủ động phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, huyện Đông Anh đã triển khai toàn bộ kịch bản ứng phó dịch bệnh ở mức cao nhất, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; thực hiện “3 trước” là “đánh giá nhận định trước”, “chuẩn bị phương án trước”, “phát hiện hành động trước” gắn với thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Ngay sau khi kích hoạt phương án, huyện đã chuẩn bị sẵn sàng vật tư phương tiện ở tất cả 155 nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố. 

Vì vậy, khi phát hiện ca bệnh, thực hiện hiện yêu cầu phong tỏa, cách ly tại các ổ dịch, chỉ trong vòng 6h từ 23h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, huyện đã triển khai xong các chốt kiểm tra, kiểm soát. Nhờ cách làm hiệu quả, nhất là với mô hình cách ly “3 lớp”, đến nay, tình hình dịch trên địa bàn huyện Đông Anh cơ bản đã được tầm kiểm soát. Huyện vẫn tiếp tục các nhiệm vụ tổ chức bầu cử bảo đảm an toàn, đúng tiến độ; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.


C.Linh (Ảnh: Phong Sơn)

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文