Thủy điện đầy nước, Tập đoàn Điện lực vẫn xin tích nước

08:23 29/09/2020
Do thượng nguồn có mưa lũ lớn nên lượng nước về thủy điện Sơn La cao, mực nước tại hồ thủy điện này đã vượt quá mực nước dâng bình thường. Trong đó, thủy điện Sơn La cao hơn 0,3m, thủy điện Hòa Bình xấp xỉ mực nước dâng bình thường.


Tại cuộc họp về quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng diễn ra sáng 28/9, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thông tin, theo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng (tại Quyết định số 740 của Thủ tướng Chính phủ năm 2019), từ ngày 16/9 đến ngày 30/9, hồ Sơn La, Hòa Bình chỉ được tích nước dần đến mực nước dâng bình thường.

Cụ thể, hồ Sơn La không quá 215m và hồ Hòa Bình không quá 117m. Tuy nhiên, theo cập nhật đến sáng 28/9, mực nước tại hồ Sơn La đã vượt cao trình mực nước dâng bình thường, đạt 215,39m (cao hơn khoảng 0,3m). Còn tại hồ Hòa Bình chỉ thấp hơn mực nước dâng bình thường khoảng 0,8m. Như vậy, theo quy định, hồ Sơn La sẽ phải xả nước để đảm bảo an toàn công trình hồ chứa thủy điện và vùng hạ du.

Song ngày 24/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đề nghị cho phép tích nước hồ chứa thủy điện Sơn La cao hơn mực nước dâng bình thường. Trong khi đó, có 5/6 đơn vị tư vấn kiến nghị mở cửa xả đáy hồ Sơn La. Nhưng đến trưa ngày 28/9, hồ Sơn La vẫn chưa mở cửa xả đáy hồ Sơn La.

Tại cuộc họp khẩn vào sáng 28/9, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 5 ngày tới (đến ngày 3/10), mực nước đổ về hồ thủy điện Sơn La bình quân khoảng 3.400m3/giây; đến ngày 4/10 sẽ có đợt không khí lạnh cường độ tương đối mạnh di chuyển xuống nước ta, tiếp tục gây mưa khá lớn tại phía Bắc, tập trung vào khu vực Việt Bắc và đồng bằng Bắc bộ.

Do đó tổng lượng nước bình quân đổ về hồ Sơn La từ ngày 4 đến 14/10 khoảng 2.900m3/giây. Trong khi đó, nếu phát điện tối đa công suất, tổng lưu lượng xả của hồ Sơn La chỉ đạt 2.700m3/giây. Như vậy, nếu không mở cửa xả đáy thì có thể mực nước hồ Sơn La sẽ tiếp tục dâng cao do tổng lưu lượng đổ về lớn hơn tổng lưu lượng xả.

Cũng theo đại diện Bộ TN-MT, trước mắt có thể duy trì mực nước hồ Sơn La ở cao trình 215m nhưng phải giảm dần mực nước hiện nay xuống thấp, nếu tích nước quá cao trong thời gian dài sẽ rất khó xử lý khi có các tình huống bất lợi, nhất là khi đầu tháng 10 lại có đợt mưa mới do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia phải cung cấp dữ liệu, nhất là dự báo khí tượng thủy văn trước 14h chiều 29/9 để tính toán vận hành liên hồ chứa, phòng tránh các tình huống bất trắc xảy ra.

Chi Linh

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文