Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân: Giá rẻ không chưa đủ

21:35 17/08/2012
Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của người dân nước ta thấp hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới, trong khi đó quyền lợi được hưởng lại khá nhiều nhưng nhiều người vẫn không mặn mà với BHYT. Nguyên nhân có rất nhiều trong đó theo thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì chủ yếu do thủ tục BHYT của ta quá nhiêu khê mà chất lượng lại chưa đáp ứng kịp. Để tiến đến mục tiêu BHYT toàn dân vẫn là thách thức rất lớn.

Thừa nhận về tình hình thực tế công tác BHYT toàn dân đang còn gặp nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong cuộc họp lấy ý kiến “Dự thảo đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020” tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, đã bức xúc: “Đi khám BHYT của ta sao quá khổ. Chầu chực từ sáng tới tối chưa xong nên ai mà muốn tham gia BHYT”.

Họp cùng Bộ trưởng, lãnh đạo ngành Y tế của nhiều tỉnh, thành phía Nam cũng cho rằng, chất lượng khám chữa bệnh BHYT và công tác quản lý, điều hành quỹ BHYT còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Chính vì chất lượng dịch vụ y tế của nước ta chưa thu hút được người dân tham gia BHYT, nhiều người dân vẫn chọn khám tư cho tiện lợi thay vì tham gia BHYT dù có thể chi phí khám, chữa bệnh cao hơn. Ngoài ra, thái độ của cán bộ y tế với người khám chữa bệnh BHYT là vấn đề khiến nhiều người từ chối tham gia BHYT.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích: BHYT cũng giống như một loại hàng hóa muốn thu hút người dân không chỉ giá rẻ là đủ mà chất lượng cũng phải đảm bảo. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện khiến cho chất lượng khám chữa bệnh không đảm bảo là điều bức xúc nhất hiện nay của người dân. Từ khâu tiếp nhận bệnh, đóng tiền, khám, đến trả kết quả người dân đều phải chờ đợi rất lâu. Việc người bệnh phải xếp hàng từ 4 – 5h sáng để lấy số khám bệnh, phải chen lấn, chờ đợi trong điều kiện nóng bức, chật chội tại các phòng khám khá phổ biến, nhất là tại các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành. “Các bệnh viện phải nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Phòng khám là bộ mặt của bệnh viện, không thể để hình ảnh này kéo dài” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chất lượng dịch vụ còn yếu kém là rào cản khiến người dân không mặn mà với BHYT.

Một tình trạng diễn ra phổ biến khá lâu nay đó là trong BHYT tự nguyện, hiện nay hầu như chỉ những người mắc bệnh mạn tính mới mua BHYT nên dễ dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ BHYT vì bội chi cho những đối tượng này. Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh hiện có 800.000 người tham gia BHYT tự nguyện với tổng số tiền đóng BHYT là khoảng 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, BHYT phải chi trả chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng này là hơn 1.600 tỉ đồng. Do đó, hầu như số kết dư trong tiền đóng BHYT của các đối tượng khác phải chi trả cho những đối tượng này. Bên cạnh đó, việc Bộ Y tế không quy định thời gian đóng BHYT bao lâu thì được hưởng quyền lợi nên hầu như chỉ đến khi đi khám phát hiện ra bệnh, người dân mới mua BHYT. Đây là điều vô cùng bất cập và không công bằng cho các đối tượng tham gia BHYT.

Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ điều chỉnh lại danh mục thuốc, danh mục dịch vụ được hưởng BHYT, các quy định về vượt tuyến, phân tuyến kỹ thuật… Theo đó, sẽ căn cứ vào mức đóng và thời gian đóng BHYT của người tham gia để đưa ra các mức hưởng quyền lợi BHYT tương ứng, đảm bảo quyền lợi hài hòa của người dân trong khả năng cân đối quỹ BHYT.

Về giá dịch vụ y tế, hiện Trung ương chỉ đạo Bộ Y tế trong 2 năm tăng giá dịch vụ lên gấp đôi. Hiện nay việc tăng giá dịch vụ mới chỉ xét 3/7 yếu tố và mới chỉ tính một phần. Và việc tiến đến BHYT toàn dân là khát vọng hết sức nhân văn của người dân, đặc biệt đó là niềm mơ ước của người dân nghèo nhưng rõ ràng nó đang là một thách thức lớn, cần sự chung tay của Nhà nước, cá nhân và cả cộng đồng.

Theo dự thảo đề án BHYT toàn dân, đến năm 2015 trên 75% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chỉ mới có 63,7% dân số tham gia BHYT. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành tỉ lệ tham gia BHYT còn rất thấp. Trong 13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì có đến 10 tỉnh có mức độ bao phủ BHYT chỉ mới khoảng 50%

Huyền Nga

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文