Người dân lại "sôi sục" vì hóa đơn tiền điện tăng bất thường

09:37 18/07/2015
Gần đây, dư luận xôn xao về việc phát hiện nhiều trường hợp hoá đơn điện bị ghi nhầm chỉ số, dẫn đến tiền điện phải đóng tăng vọt. Cùng với việc 2 tháng gần đây hoá đơn điện tăng cao đã khiến nhiều người dân vốn chưa bao giờ bị thuyết phục hoàn toàn bởi tiền điện tăng gấp 4, 5 lần là vì lý do thời tiết, có thêm “cớ” để nghi ngờ phải chăng đã xảy ra việc ghi sai chỉ số công tơ?

Ngoài 4 trường hợp phản ánh đã được EVN Hà Nội kiểm tra và có phản hồi (trong đó một số trường hợp do nhân viên thu ngân đưa nhầm hoá đơn điện và 1 trường hợp sai sót do nhân viên nhập dữ liệu vào máy nhầm), một số trường hợp nhầm lẫn khác cũng đã được người sử dụng điện phản ánh, tuy nhiên không phải khách hàng mua điện của EVN mà của HTX điện Thống Nhất (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm).

Khách hàng bị ghi sai đến hàng trăm số điện.

Khách hàng phản ánh bình thường chỉ dùng 150-200 số điện/tháng, nhưng tháng 6 lên tới 498 số với số tiền lên tới hơn 1,1 triệu đồng. Thấy nghi ngờ, khách hàng xuống kiểm tra công tơ thì phát hiện chỉ số cuối của công tơ ghi trong hoá đơn chốt ngày 30-6 là 2.072 số, nhưng đến ngày 15/7, số thực trên công tơ mới là 1.882, tức là đã thêm 15 ngày sử dụng mà mức chênh lệch vẫn là cả trăm số điện.

Những trường hợp nhầm lẫn trên khẳng định không phải lần đầu tiên, cũng không phải lần cuối cùng, mà vấn đề là nó bị phát hiện ra lúc nào. Xét về lý, ít có khả năng nhân viên ghi chỉ số công tơ cố tình làm sai, vì họ không phải người thu tiền điện, nên không được lợi gì, mà lại có nguy cơ bị kỷ luật. Thêm vào đó, theo đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, họ đã áp dụng nhiều cách để hạn chế sai sót như niêm yết công khai và cố định lịch ghi chỉ số công tơ hằng tháng, nhắn tin đến trên 1,2 triệu khách hàng thông báo chỉ số công tơ, số tiền, lịch ghi chỉ số và mời khách hàng tự giám sát, bổ sung chức năng tra lịch ghi chỉ số trên của website của tổng công ty, có tổng đài 19001288 trực 24/24 để nhận phản ánh của khách hàng về điện...

Tuy nhiên, GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng đây chỉ là những giải pháp tình thế trong bối cảnh hệ thống đo đếm còn chưa tiên tiến. Những giải pháp ấy có thể làm dễ dàng hơn trong việc đọc chỉ số công tơ, tạo thêm một số thuận lợi, nhưng khó khăn cơ bản vẫn là do EVN còn dùng quá nhiều nhân viên trong theo dõi đo đếm, lập hoá đơn, đi thu tiền, thanh toán tiền điện... Và với cách làm thủ công như vậy, sai sót là khó tránh khỏi.

“Về mặt kỹ thuật mà nói, không thể loại bỏ hoàn toàn 100% sai sót, dù kỹ thuật có hiện đại đến mức nào đi nữa. Nhưng giảm bớt sự tham gia của con người vào quá trình đo đếm, thanh toán dịch vụ điện và giao tiếp với khách hàng có thể giảm đến mức thấp nhất, giảm được nhiều lần so với hệ thống đo đếm hiện tại” – GS Trần Đình Long chia sẻ.

Theo chuyên gia này, hiện các nước trên thế giới rất chú trọng đến đo đếm cũng như dịch vụ khách hàng và người ta đã xây dựng hạ tầng đo đếm tiên tiến, thay thế hoàn toàn hệ thống công tơ cơ mà hiện nay chúng ta đang dùng bằng công tơ điện tử. Trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Đình Thắng, phụ trách Phòng Quản lý điện năng (Sở Công Thương Hà Nội) cũng cho biết: Với cách làm thủ công hiện nay, sai sót khó tránh khỏi, có cả những trường hợp ghi chỉ số đúng, nhưng nhập vào máy lại sai. Để hạn chế sai sót thì phải thay công tơ hiện nay bằng công tơ điện tử, quản lý bằng hệ thống máy móc tiên tiến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, để hoàn thành việc này phải chờ đến... năm 2020.

“Ai cũng muốn áp dụng công nghệ tiên tiến nhanh, việc đầu tư này là trách nhiệm của EVN, nhưng còn phụ thuộc vào việc kinh doanh của họ. Đầu tư công tơ điện tử đắt gấp vài lần, mà không phải chỉ có công tơ, còn phải đầu tư hạ tầng viễn thông và rất nhiều thứ khác...”. Do đó, hiện người dân không có cách nào tốt hơn là phải... đợi.

Tại các HTX điện không phải do EVN quản lý  càng dễ có khả năng xảy ra sai sót hơn. Theo ông Nguyễn Đình Thắng, hiện không còn cách nào khác hơn là người dân phải giám sát việc sử dụng điện của gia đình, nếu có bất thường phải yêu cầu kiểm tra hoặc thông báo về Sở Công Thương để được hỗ trợ.

Luôn “tồn” một lượng đồng hồ điện hết hạn kiểm định

Theo báo cáo tổng kết thanh tra chuyên đề năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về đo lường: Số liệu tổng hợp từ 63 tỉnh/thành, qua thanh tra các cơ sở kinh doanh sử dụng đồng hồ đo điện năng, phát hiện 42/625 cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 15,8%), chủ yếu là vi phạm quy định về kiểm định định kỳ. Kết quả thanh tra của các Sở KH&CN Cà Mau, Đắk Nông và Hà Giang, khi kiểm tra trên hồ sơ quản lý của các đơn vị bán điện trên địa bàn tỉnh với 498.039 chiếc đồng hồ đo điện thì có 27.206 chiếc hết hiệu lực kiểm định (5,5%).

Tuy nhiên, khi kiểm tra thực tế, Đoàn Thanh tra của Sở KH&CN Bến Tre kiểm tra 35 chiếc đồng hồ điện thì có 16 chiếc hết hạn kiểm định (chiếm 45,7%), cao hơn nhiều số liệu báo cáo của các cơ sở kinh doanh sử dụng đồng hồ điện.

Bộ KH&CN cho rằng các cơ sở kinh doanh điện hầu hết là các công ty lớn, quản lý số lượng khách hàng nhiều, mỗi cơ sở quản lý hàng trăm nghìn đồng hồ điện các loại nên thường tiến hành kiểm định theo phương thức cuốn chiếu. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở luôn tồn một lượng khoảng 10 – 15% tổng số đồng hồ điện đang dùng để bán điện cho khách hàng đã hết hiệu lực kiểm định.

Nam Phương

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文