Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải khu vực 1- Hải Phòng: Vừa thiếu, vừa yếu
Có một tình huống khó tin về cứu hộ, cứu nạn hàng hải ở Hải Phòng: Năm 2005 một lực lượng ra cứu nạn gặp phải gió to, sóng lớn, tất cả những người đi cứu nạn say lử đành phải cho tàu quay về điểm an toàn…
Đến Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải khu vực 1 Hải Phòng (Hải Phòng MRCC), một biểu đồ khá chi tiết trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hàng hải mới thấy công việc ở đây khép kín, chính xác đến từng chi tiết. Khi có tin bão xa: kiểm tra tình hình và thu thập số lượng tàu biển, phương tiện thủy nội địa, chủ động điều động đến các vị trí neo đậu an toàn. Công ty hoa tiêu sẵn sàng đáp ứng điều động các tàu rời cảng khi cần thiết…
Khi có bão gần: Các doanh nghiệp và công ty hoa tiêu triển khai thực hiện kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ một cách kịp thời và luôn giữ liên lạc với Cảng vụ. Khi có bão khẩn cấp: Các đơn vị, chủ tàu thực hiện nghiêm túc lệnh điều động của Cảng vụ. Bộ phận tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn giữ liên lạc thông suốt với các phương tiện, bố trí phương tiện, lực lượng ứng cứu nhanh nhất. Khi có bão: Bám sát diễn biến và những tác động của bão đến các phương tiện, tài sản để kịp thời xử lý khi có tai nạn, sự cố hàng hải.
Khắc phục hậu quả sau bão: Bảo đảm an toàn hàng hải phối hợp chặt chẽ với chủ phương tiện, doanh nghiệp tiến hành khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và nhanh chóng khơi thông luồng lạch để các phương tiện hoạt động trở lại bình thường, báo cáo từng giai đoạn lên cấp trên để chỉ đạo, xử lý… Với biểu đồ này, bất cứ một sự cố nhỏ nào trong khu vực, Hải Phòng MRCC đều nắm rất rõ và xử lý kịp thời.
Năm 2005 có thể coi là một năm "sóng gió" đối với cứu nạn hàng hải, xử lý 49 thông tin vụ việc trong thời gian nhanh nhất, hạn chế được hàng trăm tỷ đồng thiệt hại. Chính vì vậy, hàng năm ngành Hàng hải đã rất mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng bổ sung để hoàn thiện, củng cố lực lượng cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn trong phương án an toàn nhất. Theo Giám đốc Cảng vụ Hải Phòng Đỗ Đức Tiến, những tín hiệu đó là điều đáng mừng cho Hải Phòng MRCC có thể hoạt động trong điều kiện có thể.
Thực tế, Hải Phòng MRCC còn quá nhiều điều phải lo khi mùa mưa bão đang đến gần. Trưởng phòng An toàn hàng hải Hoàng Đại Giang phân tích rằng, hiện tại đơn vị chịu trách nhiệm cứu hộ, cứu nạn chỉ được bố trí gần 50 con người. Trong số đó chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của ngành Hàng hải. Có nghĩa là tính chất công việc đòi hỏi đến đâu thì chọn người đến đó để làm việc. Không một ai được đào tạo chuyên ngành về cứu hộ, cứu nạn như các nước có cảng biển.
Ngay ở Việt
Hạn chế về phương tiện cũng đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Hệ thống cứu hộ của ta hầu như chưa có và cũng chưa xây dựng phối hợp đồng nhất trong cứu hộ. Nếu có một tàu nào đó gặp sự cố trên biển cần phải có phương tiện lai dắt, đưa về cảng an toàn, Hải Phòng MRCC rất khó tổ chức vì không có phương tiện chuyên về cứu hộ mà phải chờ các đơn vị hàng hải khác điều động cứu hộ mang tính phối hợp.
Hệ thống cứu nạn cũng không khả dĩ gì. Hiện tại, cả Trung tâm khu vực 1 chỉ có 2 tàu cứu nạn chuyên dùng là SAR 411 và SAR 273, một ca nô cao tốc cứu nạn 06. Hai tàu cứu nạn trên không thể đáp ứng trong điều kiện bão cấp 9 trở lên. Khi trao đổi kinh nghiệm về cứu hộ, cứu nạn hàng hải với các nước trong khu vực, các nước bạn đều "kính phục" Việt
Đó là chưa kể hệ thống thông tin liên lạc hàng hải đã thuộc thế hệ lạc hậu (không đáp ứng thông tin mang tính toàn cầu), bến bãi cho lực lượng cứu nạn, xử lý tai nạn biển… đều trong tình trạng huy động lực lượng phối hợp để giải quyết tình thế. Mùa mưa bão đang đến gần, còn quá nhiều việc Hải Phòng MRCC phải lo, nếu không có sự đầu tư chiều sâu của UBND TP Hải Phòng, ngành Hàng hải Việt