Dùng bằng cấp III của chị để tiến thân tới chức Trưởng phòng

16:31 04/10/2019
Chiều 4-10, Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk có buổi thông tin cho các cơ quan báo chí về việc việc thẩm tra hồ sơ xin việc của bà Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975, Trưởng phòng quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk).


Ông Nguyễn Thượng Hải, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk chủ trì buổi gặp, thông tin.

Theo ông Hải, vào năm 1999, bà Thảo xin vào làm nhân viên tại Xí nghiệp chế biến cà phê của Công ty xuất nhập khẩu cà phê 2-9 (một doanh nghiệp thuộc quản lý của Tỉnh ủy Đắk Lắk). 

Vào thời điểm này, doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có bằng tốt nghiệp THPT nhưng bà Thảo lại chưa học, chưa có bằng. Bà Thảo trình bày giai đoạn đó do gia đình quá khó khăn, rất cần một công việc nên mới lấy bằng cấp III của chị gái của mình là bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (hiện đang làm điều dưỡng ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng - PV) để hoàn thiện hồ sơ.

Bà Trần Thị Ngọc Thảo

Sau khi được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp này, bà Thảo tiếp tục dùng bằng cấp III của chị gái để đi học trung cấp kế toán, cao đẳng rồi học từ xa tại Đại học Đà Nẵng chuyên ngành kế toán và tốt nghiệp vào năm 2009.

Tuy nhiên, do từ đầu năm 2005, bà Thảo đã có bằng cấp về kế toán nên đã được nhận vào làm nhân viên kế toán tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk). 

Đến năm 2007, bà Thảo được bổ nhiệm phụ trách và tháng 10-2007, bà Thảo được bổ nhiệm kế toán trưởng. “Đến năm 2009, do Văn phòng Tỉnh ủy thiếu nhân viên kế toán nên đã điều động bà Thảo từ Nhà khách tỉnh Đắk Lắk về. Đến năm 2013, bà Thảo được bổ nhiệm làm Phó Phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy và đến năm 2016 là trưởng phòng cho đến nay”, ông Hải thông tin.

Cũng theo ông Hải, khi bà Thảo được chuyển về Văn phòng Tỉnh ủy, vì đây là đơn vị trọng yếu, cơ mật nên các hồ sơ hành chính, hồ sơ đảng viên của bà Thảo (dưới cái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa) đã được kiểm tra.

 “Văn phòng đã kiểm tra bằng cấp III, trung cấp cũng như các văn bằng khác thì cái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa đều là thật, có quá trình học tập. Chúng tôi kiểm tra hồ sơ đảng viên thì cũng không có phát hiện sai sót gì nên đã thực hiện quy trình đề bạt, bổ nhiệm bình thường”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, tại buổi gặp gỡ thông tin với báo chí, ông Hải đã thừa nhận có sai sót của các cán bộ từ cấp cơ sở đến Văn phòng, Ban tổ chức Tỉnh ủy trong việc tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm bà Thảo. “Lúc tôi còn làm ở Ban tổ chức Tỉnh ủy (ông Hải mới sang Văn phòng Tỉnh ủy từ đầu tháng 10-2019) thì có nhận được đơn tố cáo bà Ái Sa (tức bà Thảo-PV) dùng tên, hồ sơ giả để thăng tiến. 

Thực tế nếu không bị tố cáo, bà Thảo cũng thuộc diện phải rà soát về tiêu chuẩn cán bộ theo hướng dẫn của trung ương. Qua kiểm tra hồ sơ, chúng tôi phát hiện bà Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975) và chưa từng có bằng cấp III. Bà Thảo đã thừa nhận việc làm giả hồ sơ từ ban đầu và nói rất xấu hổ nên hiện đã xin nghỉ phép, đã có đơn xin thôi việc”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Thượng Hải thông tin vụ việc đến cơ quan báo chí

Cũng theo Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, hiện Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện quy trình kỷ luật đảng viên từ cấp chi bộ. “Hiện bà Thảo đã thừa nhận sai phạm và đã có đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, chúng tôi chưa chấp nhận cho nghỉ việc vì phải xử lý triệt để các sai phạm của bà Thảo cũng như những người liên quan đến việc đề xuất, cất nhắc, bổ nhiệm bà Thảo. Tuy chưa có kết luận cuối cùng nhưng quan điểm của Tỉnh ủy là sai phạm này không thể sửa chữa, khắc phục và phải xử lý ở mức nặng nhất”, ông Hải khẳng định.

Bày tỏ với báo chí, ông Hải cho rằng vụ việc do xuất phát từ thời điểm lịch sử, lúc đó hai chị em khá giống nhau nên các cơ quan chuyên môn mới nhầm lẫn và để bà Thảo đi học, thăng tiến dưới cái tên của chị mình. 

“Mới đây, khi nhận đơn nặc danh, chúng tôi mới biết, tiến hành xác minh và mới phát hiện ra việc bà Thảo làm giả hồ sơ. Đây là bài học kinh nghiệm cho chúng tôi trong công tác rà soát, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Tới đây, Tỉnh ủy cũng sẽ có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu phải chặt chẽ hơn trong việc theo dõi hồ sơ cán bộ”, ông Hải nhấn mạnh.


Văn Thành

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文