Tôi đón lương y Võ Hoàng Yên đi chữa bệnh

12:52 30/10/2011
Trong quá trình day các đốt cột sống bệnh nhân, ông Võ Hoàng Yên đã cho phép tôi được thực nghiệm day cùng ông, được sờ thấy những vật cứng mà ông bảo đấy là gai đốt cột sống. Ông bảo "tôi sẽ day để làm tan những chiếc gai này, bệnh nhân sẽ khỏi…". Ông dạy tôi cách day, nhưng tôi làm sao mà làm nổi…
>> Đồng ý cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người

Lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh câm điếc, tai biến, bại liệt bằng cách bấm huyệt như thế nào đã là câu chuyện được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Ai cũng biết, lương y Võ Hoàng Yên đã chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn người, dù bất cứ ở đâu, ông cũng không nhận tiền, quà của bất cứ ai. Nhiều bệnh nhân ở khắp cả nước được ông chữa khỏi bệnh đã gọi Võ Hoàng Yên là "thần y" cho dù ông không đồng tình với cách "tấn phong" này…

Từ tháng 7/2011, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Hội Liên hiệp KHKT tỉnh này cho phép ông Võ Hoàng Yên được chữa bệnh thực nghiệm trên một số bệnh nhân bất kỳ. Sau sự kiện thành công này, ông Võ Hoàng Yên được tỉnh Bình Phước tiếp tục cho triển khai nghiên cứu đề tài khoa học chữa bệnh câm điếc và bại liệt để có thể áp dụng trong thực tế...

Chữa bệnh não cho con trai vị nguyên Bộ trưởng tại nhà riêng

Sau khi Báo CAND đăng một số bài viết về thành công trong cách chữa bệnh của Võ Hoàng Yên, nhiều bạn đọc cả nước đã điện thoại đến "đường dây nóng" xin được gặp hoặc xin địa chỉ của ông. Đáng tiếc là, vì chưa được sự đồng ý của lương y, mặc dù rất muốn được thông tin, nhưng chúng tôi không thể thỏa mãn nguyện vọng và mong muốn của nhiều bạn đọc. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với lương y Võ Hoàng Yên để kiếm tìm cơ hội.

Một dịp may đến bất ngờ! Đó là cuối tháng 9/2011, một nhà báo ở Bình Phước từng phỏng vấn lương y Võ Hoàng Yên "bật mí" cho tôi lương y Hoàng Yên đang đi công chuyện tại Hà Nội. Tôi gọi điện vào máy di động của ông thì đều không liên lạc được, đành phải gọi cho người thường giúp đỡ, trợ lý cho ông mỗi lần ông ra miền Bắc. Bà cho biết "thầy Yên" đang ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để giúp đỡ cho mấy ca bệnh đặc biệt. Tôi xưng danh và nhờ chị báo với lương y là tôi có mấy người bệnh từng điện thoại cho ông trước, nay muốn được nhờ ông trực tiếp chữa cho. Sau mấy phút chờ đợi, tôi được nối máy nói chuyện với lương y Võ Hoàng Yên.

Ông đã biết tôi từ ngày 30/4/2011, lúc tôi cùng bà Phan Hồng Mai (phu nhân nhà văn Sơn Tùng) và con trai ông là Bùi Sơn Định đưa nhà văn Sơn Tùng đi vào chùa Trăm Gian ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội để nhờ ông bấm huyệt. Lần này, nghe tôi kể về bệnh của con trai ông cựu Bộ trưởng, con trai một nhà thơ (Trưởng ban Báo CAND) và đôi vợ chồng trẻ câm điếc bẩm sinh mà ông từng bấm huyệt ở Bình Phước, ông đồng ý chẩn bệnh cho các bệnh nhân, khi ở Quảng Ninh về Hà Nội.

Thật khó khăn khi lương y bấm huyệt cho con trai vị nguyên Bộ trưởng.

Đúng 17h ngày 29/9, lương y Võ Hoàng Yên có mặt tại nhà riêng đồng chí nguyên Bộ trưởng ở Hà Nội. Lúc này, 4 bệnh nhân đã chờ sẵn. Đầu tiên ông thăm khám cho con trai đồng chí nguyên Bộ trưởng, cháu năm nay đã 36 tuổi, bị bại não từ bé, không nói, không đi lại được nhưng cảm nhận về thế giới xung quanh vẫn rất tốt. Lương y Võ Hoàng Yên đã làm những động tác kéo chân, bấm vào những huyệt vùng đầu của cháu. Cháu ra hiệu cho mẹ là đau quá nên không hợp tác được, nên ông ngồi lặng đi, nhìn em đầy ái ngại.

Ông bảo: "Thương lắm. Em này chỉ kém tôi có một tuổi mà trông nhỏ quá!. Nhưng loại bệnh bại não bẩm sinh như thế này là tôi bó tay. Trường hợp em này, tôi được nghe nhà báo Hồng Thái điện thoại nhiều lần, nói là chỉ bị liệt, nhờ giúp, nên tôi đã cất công đến đây. Xin nhà báo lần sau, nếu có ai bị bại não từ bé hoặc bị chất da cam thì đừng có gọi tôi. Loại bệnh này là tôi bó tay. Gặp mà không giúp được, người bệnh cũng buồn mà tôi buồn lắm, đêm nay về sẽ không ngủ được…".

Có lẽ vì thế mà khi phu nhân Bộ trưởng nhờ bấm huyệt chữa căn bệnh gai đốt cột sống, lương y Võ Hoàng Yên đã rất nhiệt tình. Ông bảo chúng tôi lấy một cái ghế băng như ghế học sinh, bảo bà chủ nhà ngồi kẹp hai chân vào chiếc ghế để ông thao tác. Ông vừa bấm huyệt ở chân, vừa day gai đốt cột sống, vừa dùng lực rất mạnh kéo chân. Một lúc sau chủ nhà thấy khỏi hẳn, có thể cúi gập người về phía trước một cách nhẹ nhàng, điều mà bao nhiêu năm nay, bà tập mãi mà không làm được, phải sống chung với nỗi đau.

Nhân thể, anh Bùi Sơn Long (con trai cả của nhà văn Sơn Tùng) cũng xin được trình bày với ông căn bệnh nan y. "Thưa thầy, đã 4 năm nay chân trái của tôi tê dại, nhiều lúc cảm giác bị rát như người bỏng da, đi xe máy có lúc phải dừng lại xoa chân mới đi được. Tôi từng đi chữa chạy nhiều, có lúc được bác sỹ “cấy chỉ”, nhưng vẫn không khỏi dứt điểm. Thứ hai là ở cổ có u to như quả ổi, chỉ cần sờ tay đã thấy đau, khó quay bình thường… Tuy đã uống thuốc đông tây y kết hợp gần 4 năm nay, nhưng bệnh không thuyên giảm…".

Nghe xong, lương y Võ Hoàng Yên bảo anh Long ngồi ở thế hai chân kẹp ghế, cúi đầu xuống, rồi ông dùng  đuôi một lọ dầu loại nhỏ ấn, day vào vùng cổ nhiều lần, bôi dầu và tiếp tục ấn vào cột sống cổ khiến anh Long cảm giác như có đinh đóng vào, đau không thể chịu nổi. Ông tiếp tục vừa bấm vào tai, vừa kéo và vỗ nhẹ. Đợi cho bệnh nhân đang nói chuyện bình thường, ông bất ngờ dùng tay này giữ cằm, tay kia giữ đầu, rồi bẻ cổ bệnh nhân nhiều lần sang trái, sang phải, ra trước, ra sau…

“Di” gai đốt cột sống cho anh Bùi Sơn Long.

Đợi anh Long "hoàn hồn" nén đau, ông bắt đầu điều trị bệnh tê chân bằng cách dùng tay day các đốt cột sống số 4, 5, 6. Có cảm giác như ông đang tách các đốt sống để chúng không dính vào nhau. Ông tiếp tục day bàn chân, bắp chân khiến bệnh nhân kêu đau. Võ Hoàng Yên mồ hôi nhễ nhại, biết ông đã dồn lực cho những động tác mạnh thế nào.

Chỉ 20 phút chữa trị, anh Bùi Sơn Long đã thấy người nhẹ bỗng, dường như mọi triệu chứng của hai căn bệnh đã biến mất, cổ quay được bình thường, chân đã hết tê, hết rát bỏng.

Điều đặc biệt là trong quá trình day các đốt cột sống, ông Võ Hoàng Yên đã cho phép tôi được thực nghiệm day cùng ông, được sờ thấy những vật cứng mà ông bảo đấy là gai đốt cột sống. Ông bảo "tôi sẽ day để làm tan những chiếc gai này, bệnh nhân sẽ khỏi…". Ông dạy tôi cách day, nhưng tôi làm sao mà làm nổi. Tôi ấn vào, anh Long chỉ thấy buồn cười… Và đến nay đã gần một tháng, bệnh tình của anh Bùi Sơn Long tiến triển rất tốt.

Chuyện đôi vợ chồng câm điếc và cháu bé 16 năm nói chưa rõ

Cũng chiều hôm ấy, lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa cho đôi vợ chồng trẻ câm điếc bẩm sinh do người mẹ vợ cùng anh Bùi Sơn Long đưa đến. Theo lời người mẹ thì con rể bà câm điếc từ bé, còn con gái lúc 2 tuổi mới bị bệnh này. Bà đã đưa các cháu vào Bình Phước và TP Hồ Chí Minh bấm huyệt 2 lần trước đó. Vô cùng hiệu nghiệm là cả 2 cháu đã nói được câu "cảm ơn bố mẹ!". Gia đình bà vui mừng khôn xiết…

Nghe thế, ông Yên mỉm cười! Ông gọi người chồng trẻ tới, dùng cả hai tay ấn mạnh vào đôi vòng tai, bệnh nhân nhăn nhó kêu đau. Ông Yên vỗ tay 5 tiếng vào tai phải và hỏi bệnh nhân "mấy"? Bệnh nhân gần gật đầu rồi giơ 5 ngón tay lên, cả căn phòng ồ lên. Ông Yên vỗ nhẹ vào tai trái rồi hỏi mấy tiếng, bệnh nhân ra hiệu nhưng không đúng. Ông Yên giải thích: "Chứng tỏ tai trái của cháu này bị khá nặng, nên phải bấm một vài lần nữa". Người mẹ rơm rớm nước mắt: "Cảm ơn thầy, từ lúc không nói được câu nào, nay các cháu nhận biết được, nói câu: "Cảm ơn bố mẹ là gia đình hạnh phúc lắm rồi… Xin thầy thương chữa tiếp cho hai cháu. Ở đâu vợ chồng tôi cũng đi…".

Về cháu Hà Việt, theo lời trình bày của người bố với ông Yên, Việt chỉ bị bệnh tăng động, giảm chú ý, 16 năm nay cháu nói không rõ âm, lúc nào cũng ôm 2 tai cứ như có ai đó gõ trong đầu. Tôi tường thuật thêm, anh ấy đã làm thơ về con như thế này: "Nửa đêm sắc thuốc cho con/ Thêm thang hi vọng cha dồn vào đây. Con ơi thơ dại thế này/ Cớ sao bệnh tật đọa đày không tha/ Hỏi trời, trời ở rất xa…".

Lương y Võ Hoàng Yên chữa căn bệnh khó phát âm cho cháu Hà Việt. Ảnh: H.T..

Lương y Võ Hoàng Yên nhìn chăm chắm vào cháu Việt, ngồi lặng đi đầy thương cảm. Rồi ông tiến tới ôm lấy đầu Việt ấn mạnh, day nhiều lần vào vùng tai. Đau quá, cháu Việt kêu rú lên, sợ sệt lùi lại bám vào bố. Ông Yên đeo găng tay bằng nilon, bảo cháu thè lưỡi ra. Đến ba bốn lần, cháu thè ra một tý, thấy ông Yên đưa tay nắm thì Việt rụt lưỡi vào, không tài nào mà nắm được. Có lẽ cháu thấy ấn tai đau quá nên sợ! Ông Yên trầm ngâm nói với người bố: "Cháu không hợp tác thì chịu thôi anh ạ…".

Vậy là ngồi được một lúc, cháu Việt nói thầm vào tai bố: "Bố ơi! Về nhà thôi!", anh bạn nhà thơ của tôi cười lên sung sướng. Con anh đã nói được vài câu rõ ràng. Mấy ngày sau, bố cháu liên tục thông báo cho tôi niềm vui "Cháu Việt đã biết nghe lệnh bố đi quét nhà; chứng tật ôm tai bây giờ không còn nữa… Vui quá ông ơi!". Tôi điện thoại cho "thầy Yên" thông báo tin này, ông Yên nói lại: "Chưa khỏi hẳn đâu, phải chữa dăm ba lần nữa mới tốt, nhà báo ạ…".

Đó là những gì tôi được chứng kiến và xin thông tin tới bạn đọc. Ngẫm cho cùng, không biết ông Yên học ở nhà chùa như thế nào, cũng không biết ông có phải là "thần y" như người ta đồn thổi không, nhưng cứu chữa cho ai thuyên giảm tật bệnh, chữa chạy cho hàng ngàn con bệnh mà khỏi được dăm ba trăm người, thế là đã quý lắm!

Lương y Võ Hoàng Yên:

"Chứng kiến quá trình trị bệnh của tôi, mọi người cứ nghĩ tôi có phép mầu nhưng thực sự chẳng có gì huyền bí cả. Phương pháp chữa bệnh của tôi là cả một quá trình khổ luyện, tích lũy kiến thức qua bí quyết gia truyền. Tôi muốn bổ sung, dạy và phổ biến cho nhiều người cùng làm theo. Bởi đây là huyệt đạo thật chứ có gì mà giấu giếm. Những năm qua tôi đã tận tình chia sẻ kinh nghiệm với nhiều người để họ cùng nắm bắt, vận dụng cứu người. Với sự hướng dẫn của tôi, nhiều người cũng đã vận dụng thành công".

H.T.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文