Tốn 30.000 tỷ đồng xoá hạn mặn đến năm 2030

15:53 15/05/2020

Trao đổi với báo chí ngày 15/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, muốn giải quyết được hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long cần tới 30.000 tỷ đồng.  



Hạn mặn năm nay bất thường

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, hạn mặn 2019-2020 được đánh giá là hạn mặn lịch sử, lớn nhất từ trước đến nay.  “Trong số liệu quan trắc, thuỷ văn đo được có 3 đặc điểm rất quan trọng. Hạn mặn 2019-2020 này đến sớm hơn so với cùng kỳ trong nhiều năm là hơn một tháng, ngay từ cuối tháng 11 năm 2019 thì đã bắt đầu đã có hạn mặn. Thứ hai là vào rất sâu. Ví dụ như Bến Tre thì đến thời điểm này toàn bộ sông Hàm Luông vẫn bị mặn và chưa bao giờ như vậy, thường là bình quân 70 km trong nội địa và rút rất chậm, rất lâu. bình thường thì khoảng giữa tháng 4 là đã hết hạn mặn nhưng ngay chúng tôi đang dự báo là hết tháng 5 mới có khả năng là bắt đầu có mưa từ thượng nguồn và mưa nội địa thì mới có thể giảm hạn mặn này. Đây là những đặc điểm rất lạ, bất thường”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, chúng ta hoàn toàn chủ động đã dự báo rất đúng và rất sớm. Ngay từ tháng 9 năm 2019 đã bắt đầu triển khai các hoạt động để phòng, chống hạn mặn. Chính vì dự báo sớm và dự báo đúng, các pháp chủ động, đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT khẳng định thiệt hại đã giảm thiểu ở mức tốt nhất. Tổng hợp diện tích lúa bị giảm năng suất từ 30 đến 70% khoảng gần 60.000 ha, trong số đó có một số bị mất 100%. Cây ăn trái thì đến thời điểm này cơ bản duy nhất có 1,7 ha cây ăn trái ở Chợ Lách - Bến Tre có ảnh hưởng nhưng dẫn bà con đã kết hợp để chuyển sang cây trồng khác.

Về nước sạch, theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, có khoảng 96.000 hộ dân thiếu nước và có các giải pháp ngay từ đầu, nên có bị ảnh hưởng nhưng không có hộ dân nào không có nước sạch để sử dụng. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

“Chúng tôi thấy rằng những giải pháp ngắn hạn đã phát huy hiệu quả, ví dụ như các tỉnh để trữ nước ngọt đã đắp đập tạm, như Kiên Giang có 197 đập tạm để sản xuất, để sinh hoạt. Đây là giải pháp ngắn hạn rất tốt và năm nay chính vì thế Kiên Giang cơ bản không có hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt. Còn dài hạn, chúng ta phải tính toán để bố trí cân bằng nước ở góc độ không tập trung. Như vậy phải cân bằng nước đến hộ gia đình, đến huyện, đến xã. Chúng tôi sẽ cùng với tỉnh trên địa bàn của địa phương đó, xã đó, chỗ nào có thể làm các công trình vĩnh cửu không thể cứ đắp đập tạm mãi”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định.

Về trung hạn, giai đoạn 2021-2025, Bộ NN&PTNT đang bàn với các tình để sẽ tập trung đầu tư các hệ thống thuỷ lợi liên vùng, mang tính động lực để góp phần vào việc tái cơ cấu nông nghiệp và đảm bảo khắc phục được tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt là cống Cái Lớn - Cái Bé để điều tiết mặn, ngọt cho toàn bộ tỉnh Hậu Giang và một phần Kiên Giang, Cà Mau. Nếu công trình này đi vào vận hành thì sẽ trở thành “tấm lá chắn” bảo vệ 1 triệu ha lúa và cây ăn trái. 

Ngoài ra, còn chủ động kiểm soát chất lượng nước quanh năm cho vùng nuôi thủy sản, nhất là tôm. Sắp tới, trong giai đoạn 2021 - 2025, chúng ta sẽ tập trung đầu tư các hệ thống thủy lợi liên vùng, mang tính động lực để góp phần vào tái cơ cấu nông nghiệp, đến năm 2030 đảm bảo khắc phục được hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay. “Dự kiến ngân sách nhà nước sẽ bỏ ra khoảng 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra chúng tôi cũng đang bàn với các định chế tài chính nước ngoài như Woldbank, ADB để có nguồn vốn vay đặc biệt, giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho đồng bằng sông Cửu Long”, ông Hiệp khẳng định.

Nên nhìn nhận hạn mặn dưới góc độ an ninh nguồn nước

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho rằng, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nên nhìn nhận dưới góc độ an ninh nguồn nước. Đây là an ninh phi truyền thống và rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới bắt nguồn từ nguồn nước. Nguồn nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long hàng năm khoảng 350 tỷ m3, trong đó 2/3 là từ sông Mê Kông, 1/3 là sinh thủy ở nội địa. 

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các ngành kinh tế và sinh hoạt của người dân chỉ khoảng 20 tỷ m3. “Đây là một nghịch lý! Chúng tôi sẽ cùng các tỉnh, các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp đầu tư trên tinh thần không hối tiếc. Những công trình nào chúng ta nhận thấy rằng không hối tiếc thì ưu tiên làm trước, còn những công tình nào có khả năng gây tác động ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế - xã hội thì có thể đầu tư sau một chút”, ông Hiệp khẳng định.

 Các đập thuỷ điện thượng nguồn sông Mê Kông đang giữ khoảng 45 tỷ m3 nước, ảnh hưởng đến Việt Nam. 

Đánh giá về tác động của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện nay, các đập thủy điện trên toàn bộ dòng nhánh và dòng chính của sông Mê Kông và các hồ chứa thượng nguồn đang tích khoảng 45 tỷ m3 nước. Dự kiến trong tương lai, đến năm 2040, các hệ thống công trình thượng nguồn sông Mê Kông sẽ giữ lại khoảng 110 tỷ m3 nước. 

Đây là con số rất lớn. Như vậy, chúng ta sẽ phải điều chỉnh lịch thời vụ gieo cấy phù hợp với thời gian xả nước của các hồ thủy điện thượng nguồn. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải có đầy đủ thông tin. Hiện nay Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đang hoạt động rất hiệu quả. Mới đây một Phó Thủ tướng Chính phủ đã được Thủ tướng giao đảm trách chức danh Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Qua đó, tăng cường tiếng nói của Việt Nam đối với các quốc gia cùng lưu vực sông Mê Kông. 

“Hiện nay chúng tôi lo lắng nhất là vấn để chuyển nước ở thượng nguồn sông Mê Kông. Trong tương lai, Campuchia dự kiến tăng khoảng 1 triệu ha đất canh tác lúa, Thái Lan cũng sẽ tăng 500.000ha đất canh tác. Riêng Việt Nam thì có xu hướng giảm 500.000ha lúa vì chúng ta đã cân đối được an ninh lương thực. Khi các quốc gia đầu tư các hệ thống chuyển nước từ sông Mê Kông sang các lưu vực khác thì rất đáng lo. Lúc ấy, lượng phù sa sẽ giữ lại toàn bộ ở thượng nguồn. Khi hết phù sa thì toàn bộ dòng chảy sẽ thay đổi, gây sạt lở bờ sông, bờ biển khủng khiếp. Toàn bộ lượng thủy sinh gần như không trở lại trạng thái bình thường, đó mới là nguy cơ cao”, Thứ trưởng Hiệp bày tỏ băn khoăn. 



Ngọc Yến

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文