Tổng Công ty Điện tử và Tin học VN đầu tư... bất động sản

08:42 26/03/2007
Là một đơn vị chủ đạo trên lĩnh vực điện tử, tin học, tuy nhiên dường như Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam lại "đam mê" nghề tay trái là kinh doanh đầu tư bất động sản, đất đai hơn việc phát triển các lĩnh vực chính.

Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành Điện tử tin học, có đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm và tay nghề cao, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhưng nhiều năm qua không phát huy được hết hiệu quả.

Tỷ trọng sản xuất các mặt hàng truyền thống thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng, các mặt hàng điện tử công nghiệp còn yếu. Kết quả thanh tra tại đơn vị này cho thấy những sai phạm và thực tế như trên khi thực hiện một số dự án.

Điều đặc biệt là đã sử dụng phần lớn tiền thu từ cổ phần hoá đầu tư sang lĩnh vực khác như đất đai, bất động sản không xin phép các cơ quan chức năng. Trong khi lĩnh vực chủ đạo của ngành như việc Chính phủ giao thực hiện chương trình máy tính thương hiệu Việt Nam thì không thực hiện được.

Ký hợp đồng khống để rút tiền Nhà nước

Theo Thanh tra Chính phủ, qua kiểm tra, xác minh một số vấn đề về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam đã phát hiện khá nhiều sai phạm. Riêng đối với 4 dự án có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước là các dự án: chế tạo các module, chương trình điều khiển thông minh và sản xuất máy điện tim, máy siêu âm chẩn đoán dùng trong y tế; giải pháp Linux Việt Nam; bộ tiêu chuẩn ngành và phòng kiểm chuẩn; xây dựng chương trình đầu cuối không dây tích hợp vào hệ thống quản lý, khai thác cảng với tổng số vốn đã hỗ trợ là 8,6 tỷ đồng, thực hiện xong không phát huy được hoặc chưa phát huy có hiệu quả.

Có 3 dự án chỉ sử dụng phần vốn hỗ trợ từ ngân sách mà không sử dụng vốn đối ứng đúng như dự án, có dự án đã để ra sai phạm nghiêm trọng.

Qua kiểm tra dự án Chế tạo các module, chương trình điều khiển thông minh và sản xuất máy điện tim, máy siêu âm chẩn đoán dùng trong y tế tại Ban quản lý dự án thuộc Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam phát hiện đơn vị này đã ký 4 hợp đồng kinh tế với 3 đơn vị, trong đó có 2 hợp đồng khống để rút 3.000 triệu đồng tiền ngân sách cấp cho dự án.

Cụ thể là sau khi được Tổng Công ty giao triển khai thực hiện dự án và có thông báo hạn mức kinh phí Nhà nước cấp cho dự án (3.000 triệu đồng) ngày 2/8/2004, Công ty Điện tử Đống Đa đã ký 2 hợp đồng kinh tế với 2 đơn vị nhằm mục đích hợp lý hoá thủ tục để rút tiền từ ngân sách với số tiền 2.985,387 triệu đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc làm trên đã được Cục CSĐT tội phạm về TTQL kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) kiểm tra, phát hiện, đã có kết luận xử lý, trong đó về kinh tế đồng ý không thu hồi về ngân sách Nhà nước mà để Ban quản lý dự án tiếp tục sử dụng số tiền trên cho dự án.

Công ty đã thu hồi được 2.737,139 triệu đồng của 2 hợp đồng khống nêu trên. Hơn 85 triệu đồng còn lại đã không được sử dụng cho dự án. Qua kiểm tra còn phát hiện số tiền hơn 150 triệu đồng trong số kinh phí của dự án Ban quản lý dự án đã để ngoài sổ sách mà không được phản ánh và theo dõi theo quy định.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện dự án này, Công ty Điện tử MEDIA cũng đã không thực hiện đấu thầu gói thầu trên trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu thanh toán khống khối lượng công việc không đúng thực tế trị giá hàng chục triệu đồng.

Đặc biệt, đơn vị này đưa 3 cán bộ tham gia khoá học kỹ thuật tại Hàn Quốc trong chương trình của dự án với kinh phí hàng chục triệu đồng, tuy nhiên sau khi được tham gia học tập, hai cán bộ đã chấm dứt hợp đồng lao động, không làm việc tại công ty, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

Kết quả thanh tra dự án Giải pháp Linux Việt Nam cho thấy: dự án này được Bộ Công nghiệp phê duyệt với tổng mức đầu tư là 7.320 triệu đồng (trong đó ngân sách Nhà nước cấp là 1.544 triệu đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư là 5.776 triệu đồng). Kết quả kiểm tra cho thấy, về chất lượng những sản phẩm này đều chưa được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành nghiệm thu đánh giá.

Tổng số tiền thực hiện dự án theo báo cáo của Ban quản lý dự án đến thời điểm thanh tra là hơn 1.945 triệu đồng. Dự án chưa được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá chất lượng. Tại thời điểm thanh tra, thời gian thực hiện dự án đã chấm dứt và trên thực tế dự án đã không còn được chủ đầu tư cho triển khai tiếp, song sản phẩm của dự án vẫn chưa thực sự hoàn thiện theo yêu cầu của dự án, vì vậy tính ứng dụng của sản phẩm chưa có.

Mặt khác, do thời gian thực hiện dự án kéo dài, dẫn đến chất lượng của sản phẩm không còn phù hợp do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin trên thế giới, thể hiện sự lạc hậu của sản phẩm so với các sản phẩm khác hiện được áp dụng trong thực tiễn. Mục đích mà dự án đặt ra đã không đạt được, sản phẩm không được bán ra thị trường, vì vậy dự án đã không có hiệu quả về kinh tế.

Tự ý đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các dự án đất đai, bất động sản

Là một đơn vị chủ đạo trên lĩnh vực điện tử, tin học, tuy nhiên dường như Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam lại "đam mê" nghề tay trái là kinh doanh đầu tư bất động sản, đất đai hơn việc phát triển các lĩnh vực chính.

Kết quả thanh tra cho thấy: có 2 dự án lớn là dự án đầu tư cao ốc tại số 4 Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh) với tổng kinh phí đầu tư là 150 tỷ đồng; dự án trung tâm phần mềm mã nguồn mở tại 39 Phạm Ngọc Thạch  (TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư 44 tỷ đồng.

Điều đáng chú ý là cả hai dự án này Tổng Công ty đều tự quyết định đầu tư mà không xin phép Bộ Công nghiệp. Việc sử dụng nguồn vốn cổ phần hoá đầu tư cho 2 dự án này mà không có sự trao đổi thống nhất với cơ quan quản lý quỹ trước khi đầu tư dẫn đến phải thanh lý trước thời hạn để thu hồi vốn theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp.

Không chỉ đầu tư vào các dự án nói trên mà đơn vị này còn ký hàng loạt hợp đồng liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để thực hiện nhiều dự án xây dựng khu dân cư, nhà ở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Cho đến nay, nhiều dự án đang nằm trong tình trạng đình trệ, dang dở gây lãng phí về đất đai và tiền vốn

Nhóm phóng viên PL-BĐ

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文