Trăm năm giữ lửa một làng nghề

09:47 02/02/2015
Giữa thành phố Sài Gòn có một làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội đã tồn tại qua nhiều thế hệ đến hôm nay.

Vào những ngày giáp Tết, phơi khuôn, ánh lửa hàn, lò nung sáng rực để làm ra những bộ lư đồng thờ cúng tổ tiên. Rồi từ đây, thương lái từ các tỉnh miền Tây, miền Trung đến tận nơi lấy hàng, chở về… Làng nghề ấy, thời xa xưa có tên là An Hội, ngày nay nằm trên đường Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp.

Theo các lão nghệ nhân, nghề đúc đồng xuất hiện ở Sài Gòn đã có lịch sử trên 200 năm, từ các lò đúc đồng nổi tiếng vùng Chợ Quán, Phú Lâm, Thuận Kiều... Ông Trần Văn Kỉnh (Năm Kỉnh) được truyền nghề đúc đồng của tổ tiên từ đất Nam Định vào miền Trung, rồi dừng lại Gò Vấp lập nghiệp. Ban đầu, ông Năm Kỉnh chỉ dạy và truyền nghề cho con cháu họ Trần.

Ông Hai Thắng và...

Ông Trần Văn Thắng (Hai Thắng), một trong những học trò xuất sắc của thầy Năm Kỉnh được truyền nghề từ năm 13 tuổi kể, trước năm 1975, cả làng có trên 60 gia đình với hàng trăm nghệ nhân làm nghề đúc lư đồng. Những tháng giáp Tết, thương buôn các nơi đổ về nườm nượp, hàng làm không kịp bán.

Sản phẩm lư đồng An Hội không chỉ có mặt khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh mà còn sang các nước Lào, Cao Miên, Miến Điện, Mã Lai… Lư đồng An Hội có hai loại, lư Bắc có dáng tròn hoặc bầu dẹp, lư Nam thường làm dáng vuông. Giá bán dao động từ 3 triệu đến 20 triệu/bộ. Lư đồng An Hội nổi tiếng khắp vùng do độ bền, dáng kiểu đẹp, đúc, chạm trổ nét tinh xảo, màu đồng sậm, đánh bóng sáng rất lâu xuống màu. Những nghệ nhân đã thổi cả hồn và tình yêu nghề vào từng sản phẩm để lưu giữ một làng nghề đã có hơn 100 năm.

...thợ lư đồng Gò Vấp.

Sinh thời, ông Trần Văn Kỉnh đã truyền nghề cho người thân trong gia đình nhưng hiện chỉ còn người con trai tên Ba Cồ, chủ lò Ba Cồ còn nối nghiệp. Mấy lò khác như Út Kiển, Năm Toàn, Sáu Bảnh… cũng là con cháu, anh em trong nhà. Nhiều nghệ nhân đã bỏ nghề do không sống nổi trước “cơn lốc” đô thị hóa và thị trường hiện nay. Ông Hai Thắng là nghệ nhân đã có thâm niên gần 50 năm trong nghề đúc lư đồng cha truyền con nối, tới nay đã qua 4 đời. Hiện nay, mỗi năm cơ sở của ông xuất đi khoảng gần 2.000 bộ lư đồng.

Ghé thăm làng đúc đồng An Hội, ai cũng ngạc nhiên khi gặp những người thợ lành nghề, cao lão như cụ Nguyễn Thị Nhị, sinh năm 1935, ngày ngày vẫn miệt mài hoàn thiện khuôn đúc để chuẩn bị đổ đồng.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường, theo quy định, các lò đúc lư đồng đang chuyển dần sang công nghệ nung điện, nếu không phải di dời lên Củ Chi. Một lò nung điện có giá 250 triệu đồng, đang là mối lo của các chủ nhân làng nghề nơi đây. Bài toán kinh tế đơn giản ai cũng biết, mỗi chủ lò cần phải có ít nhất khoảng 1,5 tỷ đồng mua máy móc, vật tư, thuê mặt bằng 500m² trở lên mới có thể mở lò.

Kết quả của 6 tháng đúc lư đồng, bình quân thu nhập chỉ vài chục triệu đồng/tháng, thay vì với 500m² đất tại nhà xưởng cũ, bán gần 10 tỷ đồng, gửi ngân hàng lấy lãi sẽ cho nguồn thu cao hơn nhiều… Người yêu nghề truyền thống như ông Hai Thắng, bà Liên vẫn còn đau đáu bao nỗi niềm vương vấn, nhưng với lớp trẻ trong nhà, khó mà giữ tiếp ngọn lửa làng nghề…

Sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch khảo sát các làng nghề truyền thống ở TP Hồ Chí Minh để có phương án bảo tồn, và làng nghề đúc lư đồng An Hội, Gò Vấp là một trong những địa chỉ trong danh sách bảo tồn.

Hoàng Châu

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ công bố lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp Lễ Phục sinh, giới phân tích quốc tế đã lập tức bị cuốn vào vòng xoáy câu hỏi về động cơ thực sự của Điện Kremlin. Đằng sau một tuyên bố mang tính biểu tượng tôn giáo, phải chăng là những tính toán chiến lược phức tạp? Đây có phải là nỗ lực chân thành nhằm mở lối cho hòa đàm, hay chỉ là bước đi tạm thời để hóa giải áp lực ngoại giao từ phương Tây và đặt Kiev vào thế khó?

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Đồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Quân công hạng Ba và nhiều khen thưởng thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.