Liên tiếp bắt giữ thủy, hải sản bẩn ở Hà Nội:

Triền miên nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

19:30 20/04/2014
11h30 ngày 17/4, Tổ công tác của Đội CSGT số 4 – Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (CATP Hà Nội) đã phát hiện chiếc xe ôtô tải mang BKS 14M-454x đang lưu thông xuôi theo hướng cầu Vĩnh Tuy – Nguyễn Khoái – Minh Khai vi phạm lỗi quay đầu xe không đúng quy định. Khi tiến hành kiểm tra hành chính, tài xế Nguyễn Văn Tuyên, 26 tuổi, ở Đông Triều (Quảng Ninh) không xuất trình được giấy phép lái xe, đăng ký xe.

Lực lượng CSGT phát hiện phía sau thùng xe bốc mùi tanh khó ngửi kèm với đó là nước lõng bõng chảy từ thùng xe xuống, Tổ công tác liền yêu cầu lái xe Tuyên mở thùng xe. Tại đây 4 chiếc thùng cỡ lớn phía sau xe đang bốc mùi hôi tanh chất đầy cá với trọng lượng gần 3 tạ. Tài xế khai nhận, số thủy sản trên là cá trắm giòn – một loại thủy sản đang được nhiều người dân “chuộng” được vận chuyển thuê từ khu vực biên giới Quảng Ninh về thành phố Hà Nội tiêu thụ.

Toàn bộ số tang vật cùng phương tiện vận chuyển trên được đưa về cơ quan Công an để tiếp tục mở rộng điều tra. Chiều 17-4, có mặt tại trụ sở Đội CSGT số 4, chúng tôi chứng kiến hình ảnh các thùng đựng cá trắm giòn bốc mùi hôi tanh nồng nặng, ruồi nhặng bu bám đầy thùng. Nhìn cảnh này, chúng tôi thấy lo ngại vì nếu người tiêu dùng sử dụng loại thực phẩm này không biết nguy hại sẽ như thế nào.

Gần 3 tạ cá trắm giòn không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi tanh bị Đội CSGT số 4 thu giữ (ảnh chụp chiều 17/4).

Không chỉ cá trắm giòn, mực ống cũng đang là loại thực phẩm mà các cửa hàng kinh doanh, quán nhậu thường nhắm đến. Một số chủ cơ sở vì tư lợi đã dùng hóa chất tẩy rửa mực ôi thiu để “tuồn” ra thị trường bất chấp những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Mới đây, sáng 15/4, Đội Cảnh sát môi trường – Công an quận Ba Đình (Hà Nội) kiểm tra tại khu vực kinh doanh thủy, hải sản trong chợ Long Biên (quận Ba Đình – Hà Nội) đã phát hiện một số nhân viên ở đây đang sử dụng hóa chất để tẩy rửa số mực đang bị ôi thiu trước khi cung cấp ra thị trường. Tại kho G2, Tổ công tác đã bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm, ở Ân Thi (Hưng Yên) đang có hành vi đổ hàng chục kg mực ôi thiu vào các thùng phuy chứa hóa chất. Kiểm tra kho hàng, Tổ công tác phát hiện thêm hơn 700kg mực ống bốc mùi (với trên 100kg đã được ngâm qua hóa chất)…

Trên đây chỉ là hai trong số nhiều vụ kinh doanh buôn bán thực phẩm – thủy hải sản bẩn bị lực lượng chức năng phát hiện, triệt phá trong thời gian trở lại đây. Thực tế này đã và đang cảnh báo về nguy cơ thực phẩm bẩn “tấn công” người tiêu dùng nếu cơ quan chức năng buông lỏng công tác quản lý.

Gần đây, trên nhiều tuyến phố ở khu vực nội thành Hà Nội như: đường ven hồ Trúc Bạch, đường ven Hồ Tây, Hàng Lược, Nghĩa Dũng v.v.. xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh thủy, hải sản: tôm, cua, mực… Số thực khách đến đây luôn nườm nượp nhất là vào các buổi tối ngày cuối tuần, lễ, Tết. Theo anh Dũng, chủ một quán kinh doanh thủy, hải sản trên đường ven Hồ Tây cho biết, vào các ngày cuối tuần, nếu không đặt chỗ trước, thực khách sẽ không có chỗ.

Rõ ràng việc gia tăng số lượng các quán nhậu, nhà hàng kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu ăn nhậu cho nhiều thực khách, song, vấn đề đặt ra ở đây chính là một số chủ kinh doanh vì tư lợi đã tiếp tay cho thị trường cung cấp thủy, hải sản mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Để rồi khi đã được tẩm ướp với các loại gia vị dậy mùi thơm, thực khách khó lòng biết được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trung tá Nguyễn Thanh Ca – Đội phó Đội CSGT số 4 cho rằng, người dân cần tìm mua thực phẩm – thủy, hải sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tuyệt đối không tìm mua, sử dụng các loại thực phẩm có giá rẻ bất thường, hàng đông lạnh không đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, người tiêu dùng cần báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất khi phát hiện các trường hợp vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mặt khác, hoạt động kiểm soát liên ngành ngăn chặn việc vận chuyển thủy, hải sản nhập lậu tại các khu vực giáp biên cũng phải được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa. Có như vậy, nỗi lo thực phẩm bẩn đe dọa người tiêu dùng mới được ngăn chặn

Trần Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文