Trợ giảng làm cô giáo

12:09 24/11/2008
Nhiều năm qua, học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi khó tiếp thu kiến thức vì không nắm vững tiếng phổ thông. Gần đây, ngành Giáo dục Quảng Ngãi áp dụng sáng kiến tuyển dụng nhân viên hỗ trợ giáo dục làm "thông ngôn" cho giáo viên đứng lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi, nhất là với học sinh mới vào lớp 1.

Theo chân cán bộ ở Phòng Giáo dục huyện Sơn Hà, chúng tôi đến điểm trường tiểu học ở làng Dộc, thôn Bồ Nung, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Đang giờ học, trên bục giảng có đến 2 cô giáo. Thầy Nguyễn Đức Huy, Hiệu trưởng cho biết, đây là lớp học do cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền giảng dạy, còn người trong trang phục dân tộc H’re là cô là Đinh Thị Biểu, nhân viên hỗ trợ giáo dục.

Cả lớp có 20 học sinh đều là con em đồng bào dân tộc H're, trong khi đó cô giáo là người Kinh, không biết tiếng của đồng bào nên việc giảng dạy khó khăn, mà học trò cũng không tiếp thu được kiến thức. Năm trước, có em đã hết học kỳ I mà nghe chưa rõ tiếng Kinh. Từ khi có cô Biểu làm trợ giảng, chuyện học hành trôi chảy hơn nhiều. Đặc biệt, vào mùa mưa các em hay bỏ học, cô Đinh Thị Biểu đến tận nhà vận động cho được các em ra lớp đầy đủ.

Công việc của nhân viên hỗ trợ giáo dục là dịch lời giảng của cô giáo từ tiếng Kinh sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại. Với học sinh lớp 1, công việc còn vất vả nặng nhọc hơn nhiều, đầu buổi sáng phải đón các em, hướng dẫn từng ly từng tí, từ việc cất áo mưa, xếp hàng vào lớp, bố trí chỗ ngồi… Giờ lên lớp, nhân viên hỗ trợ giáo dục giúp các thầy cô hướng dẫn học sinh cách đánh vần, tập viết.

Mặc dù đời sống còn khó khăn, bận rộn việc gia đình, nương rẫy nhưng khi được tuyển dụng công tác tại trường tiểu học thôn Bồ Nông, dù tiền lương ít ỏi nhưng cô Đinh Thị Biểu vẫn tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cô tâm sự: "Ngoài việc học hành của các em trong lớp, với những em học yếu thì buổi tối chúng em đến tận nhà để chỉ bảo cho các em học thêm để cho các em tiến bộ hơn".

Cũng như Đinh Thị Biểu, cô Đinh Thị Thư người dân tộc H’re, ở xã Sơn Tinh, huyện Sơn Hà vừa xong trung học phổ thông nhưng vì nhà nghèo, không có điều kiện để theo học đại học. Khi được tin địa phương tuyển dụng nhân viên hỗ trợ giáo dục, Đinh Thị Thư nộp đơn tình nguyện ngay.

Đinh Thị Thư bày tỏ:"Em thích công việc này bởi vì em rất yêu trẻ. Em có thể giúp cho giáo viên diễn đạt lại những gì mà các em nói giáo viên không hiểu và ngược lại, bởi vì giáo viên chủ yếu là người dưới xuôi lên chưa hiểu rõ hết tiếng dân tộc trên này và cả thói quen của học sinh nữa. Trong khi các em học sinh lại rất ít nói tiếng Kinh, chủ yếu nói tiếng dân tộc trong giao tiếp. Em còn giúp giáo viên duy trì sĩ số học sinh. Như sáng nay mưa to, em phải đến từng nhà chở các em đi học"

Ngoài việc phụ giảng trên lớp, các nhân viên hỗ trợ giáo viên ở huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi còn đi đến từng thôn bản vận động bà con đưa các em ra lớp. Vì vậy, tình trạng học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số bỏ học giữa chừng hoặc học "giã gạo"- một thực trạng phổ biến ở huyện miền núi Sơn Hà giảm đáng kể.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà nhận xét: Có thể nói, đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên thực hiện nhiệm vụ đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực. Họ đã giúp cho các em học sinh yêu thích, phấn khởi, tự tin hơn khi đến trường, đặc biệt là các em học sinh lớp 1, giảm được đáng kể số học sinh bỏ học. Điều quan trọng là họ còn giúp cho phụ huynh  học sinh hiểu được rõ hơn tầm quan trọng của việc học đối với con em mình.

Đến nay tỉnh Quảng Ngãi có 210 nhân viên hỗ trợ giáo viên người dân tộc H're, Ca Dong, Kor có trình độ lớp 9 trở lên, tham gia trợ giảng cho học sinh lớp 1 năm học 2008-2009. Yêu nghề, mến trẻ, các cô đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ các thầy, cô giáo dạy cái chữ cho học sinh con em dân tộc thiểu số. Đây là mô hình cần được nhân rộng

Hồng Lĩnh

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文