Trở về với Trung thu truyền thống

09:56 29/09/2012
Giữa Thủ đô Hà Nội, dưới ánh đèn lung linh, những cô bé, cậu bé hào hứng với tiếng trống tùng dinh, đắm đuối với những ông địa phe phẩy quạt ưỡn ẹo xung quanh con sư tử sặc sỡ diễn trò. Cảnh đón Trung thu sớm ở một số nơi tại Thủ đô Hà Nội đã cho thấy tín hiệu vui về lễ hội Trung thu truyền thống, về sự tái hiện của trò chơi dân gian đang bị mai một.

Đêm Trung thu sớm giữa Thủ đô

Trung thu là ngày mà hàng triệu em nhỏ háo hức đón chờ, bởi ngoài được nhận quà, các em còn được tham gia, vui chơi nhiều hoạt động có ý nghĩa. Xã hội càng hiện đại thì việc tổ chức các lễ hội Trung thu truyền thống ngày càng ít đi. Thế nhưng, ngay tại Thủ đô, nhiều cụm dân cư vẫn giữ được nét văn hóa đặc sắc, đó là tổ chức những Lễ hội đêm rằm truyền thống để trẻ em được tham gia, được sống với không khí Trung thu xa xưa.

Đêm 25/9, hơn một nghìn em thiếu nhi của 14 phường quận Ba Đình được đón Tết Trung thu sớm. Năm nay quận tổ chức cho thiếu nhi vui Tết Trung thu bằng một Lễ hội đêm rằm đầy ý nghĩa. Ở đây không hề có các trò chơi hiện đại hay đồ chơi “ngoại” mà tất cả đều mang tính dân gian. Từ mâm ngũ quả, gánh hàng rong đến cốm làng Vòng… đều được trưng bày đặc sắc trên sân khấu. Các em thiếu nhi của 14 phường thi diễu hành rước đèn ông sao. Tái hiện Lễ hội Trung thu truyền thống, các em nữ thì mặc áo tứ thân, em nam thì áo the khăn đóng. Những ca khúc măng non về chủ đề Trung thu được các em biểu diễn sôi động. Chiếm chủ đạo trong chương trình là các tiết mục múa lân, múa sư tử khiến các em nhỏ tròn xoe mắt thích thú đứng xem, vỗ tay nồng nhiệt.

Lễ hội đêm rằm của quận Ba Đình tổ chức đêm 25/9 mang đậm nét truyền thống.

Chị Hạnh Nguyên dắt con 4 tuổi đến vui Trung thu cho biết: “Cháu mê nhất là tiết mục múa lân. Từ nhỏ đến giờ, đây là lần đầu tiên cháu được xem nên rất thích. Trung thu năm nay quận tổ chức đều là những tiết mục dân gian, tôi thấy rất có ý nghĩa”. Lưu giữ và phát huy bản sắn văn hóa dân tộc, khơi gợi lại những nét đẹp của Lễ hội Trung thu truyền thống là điều mang lại ý nghĩa nhất mà Lễ hội đêm rằm của quận Ba Đình làm được trong năm nay. Nó khiến cho nhiều bậc phụ huynh hài lòng vì chương trình đã đem đến cho trẻ món ăn tinh thần bổ ích.

Ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, trẻ em ở nhiều cụm dân cư năm nào cũng được đón Tết Trung thu sớm. Tại cụm dân cư số 1, trước giờ diễn ra lễ hội, từng hồi trống được vang lên để thúc giục các em thiếu nhi nhanh chân. Sau đó, một đoàn rước lân rồng rắn đi khắp các khu dân cư. Trẻ em tíu tít chạy theo sau. Lễ hội Trung thu được diễn ra giữa đình làng với các màn múa sư tử và trò chơi dân gian đặc sắc.

Xu hướng trở về Trung thu truyền thống

Những ngày này, tại hầu hết các thôn làng ở khắp các địa phương đều rộn ràng chuẩn bị cho lễ Trung thu. Rằm tháng 8 âm lịch không chỉ là cái Tết của trẻ em mà nó cuốn hút cả người lớn tham gia. Cách đây cả tháng, bác Quảng ở thôn Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tập hợp được cả một “đội quân” thanh niên, trẻ em cùng làm đèn ông sao và những sản phẩm khác phục vụ cho ngày rằm tháng 8. Chiếc đèn ông sao cỡ đại đặt trong khung bằng inox và có bánh xe đẩy, có đèn phát sáng nhờ chiếc ắc quy kèm theo. Ngoài đèn ông sao còn có trống và thiết bị phát nhạc vui nhộn kèm theo. Khi công việc đã xong xuôi, nhóm thanh niên cùng trẻ em tập hợp lại thành một đoàn rước đèn ông sao. Dù chưa đến ngày trăng tròn nhưng tiếng trống dồn dập đã gây rạo rực cho đám trẻ trong vùng. Đoàn rước đi trên con đường liên thôn của xã Mai Lâm, khua trống, kéo nhạc, đến đâu, trẻ con ở đó nhập vào đoàn kéo thành hàng dài. Sự hân hoan, phấn chấn thể hiện rõ trên từng khuôn mặt trẻ thơ.

Ở những thôn làng khác của huyện ngoại thành Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi đã nhìn thấy đèn nhấp nháy, đèn lồng được treo phát sáng trên đường làng, trong ngõ nhỏ. Mấy năm trở lại đây, phong trào thôn, xóm tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em đã rầm rộ. Trước ngày rằm tháng 8, các xóm đã họp lại, bàn bạc cách tổ chức Trung thu cho các cháu. Tại thôn Đông Trù, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, hay như nhiều nơi khác trong vùng, mỗi xóm đều tổ chức được một điểm vui chơi, trang trí đèn sao, thậm chí là cả sân khấu rực rỡ. Đoàn múa sư tử thôn Lại Đà sẽ đi dọc đường làng, dừng lại múa ở các điểm trung tâm rồi trở về đình làng biểu diễn. Trẻ nhỏ, người lớn đi theo rồi đứng vòng trong vòng ngoài háo hức thưởng ngoạn dưới ánh trăng. Ngoài múa lân, sư tử, các điểm này còn tổ chức thành đêm ca nhạc, tạo không khí ấm áp, rộn ràng. Trẻ em được vui chơi trong ánh sáng mát dịu của đêm trăng rằm, bé trai đeo mặt nạ, bé gái đeo bờm công chúa, hình con vật ngộ nghĩnh đáng yêu… Có những ông bố bà mẹ đèo con trên xe máy đi khắp vùng, gặp đoàn múa sư tử nào đi trên đường là nhập vào đoàn đó, cứ thế cho đến đêm khuya. Trung thu ở vùng nông thôn đã tạo cho trẻ em được một dịp vui chơi đầy ý nghĩa.

Cùng mục đích hướng tới truyền thống, tạo điều kiện cho thế hệ tương lai tiếp cận và hiểu biết về những đồ chơi truyền thống, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã lập kế hoạch tổ chức chương trình Trung thu 2012 mang tên “Vui cùng đồ chơi dân gian”. Chương trình này cũng sẽ góp phần khích lệ bảo tồn và phát huy nghề thủ công làm đồ chơi dân gian diễn ra trong hai ngày 29 và 30/9 (tức 14 và 15/8 âm lịch). Chương trình có nội dung phong phú, đa dạng và bổ ích, từ múa lân, chơi bài chòi, hát và dạy hát dân ca Quảng Nam, làm và trưng bày đèn lồng, nặn và trang trí con thổi, trò chơi bịt mắt đập nồi. Đặc biệt, tại đây có người giới thiệu, hướng dẫn chơi 25 trò chơi dân gian được giới thiệu và hướng dẫn chơi trong dịp này. Trẻ em có cơ hội được tự tay làm đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bỏi, nặn tò he, tô vẽ mặt nạ, tàu thủy sắt tây... Các em nhỏ còn có thể tham gia tìm hiểu ý nghĩa của Tết Trung thu bằng các hình thức chơi mà học, như: nghe kể chuyện về Tết Trung thu, vẽ tranh hoặc tô màu, ghép hình để tạo nên các nhân vật trong sự tích Trung thu.

Tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, lễ hội Trung thu phố cổ được khai mạc từ ngày 21-9. Một trong những hoạt động mang đậm màu sắc truyền thống là sự có mặt của các gian hàng giới thiệu trò chơi dân gian và nghề thủ công truyền thống như: nghệ thuật múa rối cạn, tranh vẽ thiếu nhi, tranh xé giấy nghệ thuật, nặn tò he, làm tiến sĩ giấy, đèn ông sao, ông đánh gậy, tô mặt nạ bồi…

Nói về các hoạt động Trung thu cho trẻ em hiện nay, anh Nguyễn Văn Hiếu, ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh tâm sự: “Càng ngày các bậc phụ huynh càng quan tâm tới con cái hơn. Tôi rất mừng vì thấy các đồ chơi dân gian đã xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là tín hiệu vui về sự trở lại của văn hóa dân tộc. Chúng tôi đều mong muốn giáo dục con cái trở về với cội nguồn, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.

Trung thu đặc biệt với các bệnh nhi

Tối nay 29/9, chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện” sẽ diễn ra thật đặc biệt tại BV Nhi Trung ương, do Đoàn Thanh niên Bộ Y tế, Hội Nghệ sĩ & MC trẻ, Kênh truyền hình O2TV, Công ty cổ phần Truyền thông và Giải trí NSN, Công ty Vietsea.asia, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT, tổ chức.

Chương trình bắt đầu từ 11h ngày 29/9 với hoạt động “Vầng trăng nhân ái” kéo dài từ 11h đến 17h30 cho các bệnh nhi, với các gian hàng dạy làm bánh Trung thu, làm đèn ông sao, làm tò he của các nghệ nhân nổi tiếng… và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. 15h, trọng tâm của chuỗi hoạt động trong chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện” sẽ diễn ra với sự tham gia của ca sĩ Thái Thùy Linh, Ưng Anh Tuấn và sự góp mặt của các ngôi sao nhí được nhiều bạn nhỏ yêu thích như quán quân Vietnams Got talent 2011 Đăng Quân – Bảo Ngọc, “dàn sao” bước ra từ cuộc thi Đồ Rê Mí: Nhật Tiến (Quán quân Đồ Rê Mí 2012); Bích Hằng (giải nhì Đồ Rê Mí 2012); Băng Giang (giải ba Đồ Rê Mí 2012), Trí Dũng (Quán quân Đồ Rê Mí 2011)… cùng Đức Anh - chiến cơ siêu hạng, ngôi sao nhí Chiến Thắng và Câu lạc bộ Cánh diều hồng, mang đến một ngày hội Trung thu đầy sắc màu trẻ thơ, niềm vui và tiếng cười cho các em nhỏ.

Dạ Miên

Việt Hà - Trần Hằng

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文