Trục vớt xác máy bay B52 tại di tích hồ Hữu Tiệp phục vụ công tác duy tu, bảo trì

08:18 04/05/2021
Chiều 3/5, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình (Hà Nội) cùng đơn vị thi công đã tiến hành trục vớt xác máy bay B52 tại di tích hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà để tiến hành bảo trì, duy tu, tôn tạo chứng tích lịch sử và di tích hồ Hữu Tiệp.

Tại hiện trường, đơn vị thi công thận trọng móc nối xác máy bay B52 vào giàn cẩu đã được lắp đặt sẵn để cẩu lên. Việc móc nối, di chuyển đảm bảo độ cân bằng để hạn chế thấp nhất việc tung rời xác máy bay khi đưa lên khỏi vị trí cũ tại lòng hồ. Sau đó, xác máy bay được đặt vào giàn sắt khác trên nền cao bên cạnh, phục vụ cho việc duy tu, bảo trì. Quá trình trục vớt kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, bắt đầu thực hiện từ 14 giờ, kết thúc vào chiều tối. Xung quanh xác máy bay B52, đơn vị thi công đóng hàng cọc tre để bùn phía ngoài không tràn vào, thuận lợi cho việc thu gom các di vật, hiện vật liên quan đến xác máy bay B52.

Đơn vị thi công tiến hành móc cẩu xác máy bay B52 ra khỏi vị trí cũ. Ảnh: TTXVN.

Sau công đoạn trục vớt, xác máy bay B52 sẽ được tiến hành bảo quản cơ học, bảo quản trị liệu hiện vật theo các bước: Làm sạch, loại bỏ tạp chất, ức chế ăn mòn, gia cố, tạo lớp màng phủ bảo vệ, phủ lớp sơn chống ăn mòn và các tác động lý hóa của nước với hiện vật kim loại ngâm trong nước…với sự tư vấn, hỗ trợ và giám sát của Hội đồng đánh giá di tích. Sau khi hoàn tất việc duy tu, bảo dưỡng, Ban quản lý dự án sẽ mời Hội đồng đánh giá di tích đánh giá và xin ý kiến di chuyển xác máy bay về vị trí ban đầu.

Theo ông Phạm Minh Hoàng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình, do dự án tu bổ, tôn tạo hồ Hữu Tiệp có hạng mục quan trọng liên quan đến xác máy bay B52, do vậy, việc tu bổ được thực hiện một cách khoa học, thận trọng đảm bảo giữ được các giá trị gốc của di tích và hiện vật, trả lại đúng hiện trạng ban đầu. Trước khi rút cạn nước hồ, đơn vị thi công đã chụp ảnh, số hóa toàn bộ xác máy bay, để khi lắp trở lại sẽ đảm bảo nguyên trạng.

Trước thi tiến hành trục vớt, đơn vị thi công phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà phá bom mìn, nạo vét lòng hồ và tìm hiện vật theo phương pháp khảo cổ. Trong quá trình tìm hiện vật dưới lòng hồ, đơn vị thi công thu gom được nhiều mảnh vỡ và tấm vải bạt vẫn có độ bền cao. Tất cả những hiện vật này đều được tiến hành phân loại, đánh dấu một cách cẩn thận và sau này Ban quản lý dự án sẽ xin ý kiến Hội đồng đánh giá di tích xử lý các mảnh vỡ theo hướng lắp trả lại xác máy bay hoặc trưng bày tại bảo tàng.

Cùng với công tác bảo trì, duy tu xác máy bay, dự án còn bao gồm các nhiệm vụ như: Xây bệ đỡ, bảo quản và trưng bày hiện vật tại chỗ; tôn tạo tường rào, kè xung quanh hồ, cải tạo, chỉnh trang tổng thể khu nhà phụ trợ 2 tầng và hạ tầng kỹ thuật…

Xác máy bay B52 là một phần của di tích lịch sử quốc gia hồ Hữu Tiệp và là chứng tích của bản hùng ca chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Vào hồi 23 giờ 5 phút ngày 27/2/1972, Tiểu đoàn 72 - Trung đoàn 285 tên lửa phòng không đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 của đế quốc Mỹ, một phần xác máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.

Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 đã được tu bổ lần đầu tiên vào năm 1982, tuy nhiên sau nhiều năm nằm trong môi trường nước và bùn, hiện vật đã có những dấu hiệu xuống cấp. Kết cấu mảng kim loại (gồm hợp kim nhôm, gang đúc, sắt, inox…) bị hư hại nặng, phần chìm dưới bùn và nước bị tạp chất ăn mòn sủi trắng, cấu trúc yếu, giòn, mủn. Các chất liệu khác như: cao su, vải bạt, thủy tinh, nhựa… bị nấm mốc, nứt và phong hóa hư hỏng cấu trúc vật lý.

Việc tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp cũng như hiện vật thuộc di tích đóng vai trò quan trọng trong phát huy giá trị di sản, giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Sau khi thực hiện xong công tác tu bổ, tôn tạo, Ban quản lý sẽ bàn giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin quận Ba Đình để thực hiện công tác phát huy giá trị di sản. Dự kiến việc kết thúc dự án tu bổ, tôn tạo hồ Hữu Tiệp kết thúc vào tháng 6/2021.

Đinh Thuận

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文