Trường ngoài công lập - Vì đâu nên nỗi

20:45 07/04/2013
Hiện nay, theo thống kê của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL, đến năm 2012, cả nước có 81 trường ĐH, CĐ NCL. Các trường đã gồng mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14,7% số sinh viên cả nước, còn xa mới tiếp cận mục tiêu 40% như Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đề ra. Một số trường đứng trước nguy cơ giải tán trường; một số trường bị tạm dừng tuyển sinh; nhiều ngành bị đóng cửa.
>> Vì sao nhiều trường đại học ngoài công lập đứng trước nguy cơ tan rã?

Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do những trường này không thể tuyển sinh được. Nhưng phía sau câu chuyện lay lắt nguồn tuyển sinh lại có những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã khiến nhiều trường NCL vốn sinh sau đẻ muộn đứng trước bờ vực phá sản.

Về nguyên nhân khách quan, theo Giáo sư Hoàng Xuân Sính phân tích: “Hai năm trước, các trường NCL vẫn tuyển sinh bình thường, có trường còn bị Bộ phạt vì tuyển vượt chỉ tiêu. Hai năm nay, các trường mới khó khăn, nguyên nhân dễ nhận ra là do các trường công lập mở ra dồn dập, hàng chục trường chuyển hoặc nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, nhưng không phải trường nào cũng tiềm tàng thực lực, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, cũng có thêm nhiều trường NCL được thành lập. Trường thì nhiều, nhưng số học sinh thi đại học có chiều hướng giảm, nên nguồn tuyển ắt sẽ giảm.

Một Tiến sĩ hiện là Phó Hiệu trưởng một trường ĐH NCL khẳng định, trong việc cạn nguồn tuyển sinh của hệ thống trường NCL có nguyên nhân từ việc các trường tự đề xuất chỉ tiêu vô tội vạ, trong đó có cả trường công, do đó đã làm bài toán cung cầu chỉ tiêu bị ảnh hưởng. Vị tiến sĩ này còn cho hay, chỉ một số ít trường bị Bộ “sờ” đến và đã bị phạt bằng cắt giảm chỉ tiêu, nhưng còn rất nhiều trường tuyển quá năng lực tự có thì chưa bị phạt, đã làm “nhiễu” bức tranh phân bố chỉ tiêu. Còn một lí do nữa khiến các trường NCL khó tuyển sinh, đó là phổ điểm chủ yếu của kỳ thi đại học vừa qua chỉ dừng ở điểm 7, điểm 8, trong khi Bộ lấy sàn 13, 14, thì đương nhiên sẽ có một số lượng lớn thí sinh dưới sàn không thể vào đâu được…

Trường ĐH Hà Hoa Tiên có cơ sở vật chất khang trang nhưng nhiều năm rơi vào tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.

Đó là một số nguyên nhân khách quan khiến các trường NCL cạn nguồn tuyển. Nhưng còn nguyên nhân chủ quan thì sao?

Chúng tôi có mặt tại Trường ĐH Q.T B.H tọa lạc trên một con phố nhỏ tại Hà Nội. Trường này năm 2012 cũng trong tình trạng tuyển sinh èo uột, chỉ tiêu hơn 1.000 nhưng chỉ tuyển được vài chục thí sinh. Sự èo uột nguồn tuyển sinh thể hiện rõ trong các lớp học vắng hoe vắng hoắt. Cả buổi sáng cũng chỉ có một lớp học tiếng Anh, một lớp thực hành tin học nhưng lác đác vài sinh viên đến thực hành. Cả tầng 3 của tòa nhà lớp học còn bỏ trống. Theo đánh giá của các trường bạn thì trường này có đội ngũ giảng viên khá tốt, nhưng vì thiếu sinh viên nên giáo viên nhiều người bỏ đi dạy trường khác.

Điều bất ngờ hơn cả là trường đã dành cả tầng 4 (cũng là tầng cuối cùng) để làm ký túc xá cho sinh viên nội trú. Có lẽ hiếm có trường ĐH nào mà chỗ học xen lẫn với khu ký túc xá! Điều đó làm giảm rất nhiều tính học thuật và mỹ quan sư phạm của một trường ĐH. Người quản lý ký túc xá cho hay, vì thiếu sinh viên, lớp học lại thừa, chỗ ở riêng cho sinh viên lại chưa có, do đó, nhà trường đành tận dụng. Một môi trường sư phạm luộm thuộm như vậy liệu có thực sự là địa chỉ hấp dẫn sinh viên. Với một diện tích chật hẹp như vậy nhưng hằng năm trường vẫn mạnh dạn xin Bộ GD&ĐT hơn 1.000 chỉ tiêu!

Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo xin 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ điểm sàn trở lên. ĐH Công nghệ Đông Á chỉ tuyển được 5,2% chỉ tiêu, ĐH Chu Văn An tuyển được 15,5% chỉ tiêu (trường này chỉ tiêu là 1.750, nhưng chỉ có 98 thí sinh đăng ký vào trường theo nguyện vọng 1, còn lại phần lớn là đến thi nhờ để lấy kết quả xét tuyển trường khác). ĐH Hà Hoa Tiên có 900 chỉ tiêu nhưng chỉ có 256 thí sinh dự thi. Có khoa Điện – Điện tử của một trường NCL chỉ có 4 sinh viên đăng ký học. ĐH Đại Nam chỉ tuyển được 200 sinh viên/1.400 chỉ tiêu.

Khi nói về sự kém hấp dẫn thí sinh của không ít trường NCL, một số chuyên gia giáo dục thẳng thắn: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nhiều trường cứ đổ tại cơ chế tuyển sinh nhưng sâu xa là do trường không đảm bảo điều kiện cam kết về chất lượng đào tạo, nội bộ mất đoàn kết thì làm sao trường phát triển được. Nhiều trường đã không tái đầu tư, ăn xổi ở thì và luôn đặt lợi ích kinh doanh lên trên hết”. Cuối năm 2011, Bộ GD&ĐT đã công bố Kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đại học năm 2011 tại Văn bản số 1319/KL-BGDĐT, trong đó có “số phận” một số trường NCL. Bộ đã đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 3 trường đại học NCL do chưa có đất và tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh.

Bộ cũng đã đình chỉ tuyển sinh đối với 12 ngành thuộc 4 trường Đại học NCL do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ: Trường ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi và Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Ở thời điểm thanh tra, có trường giáo viên cơ hữu mới chỉ đáp ứng được 50% khối lượng chương trình giảng dạy, có ngành chỉ đáp ứng được 30% khối lượng giảng dạy, thậm chí còn bố trí giáo viên về văn hóa học sang dạy tài chính ngân hàng, thạc sỹ luật làm giảng viên khoa công nghệ kỹ thuật xây dựng…

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn cảnh cáo 3 trường đại học NCL chưa có đất: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường ĐH Nguyễn Trãi. Cảnh báo cho thời hạn 1 năm đối với 4 trường đại học NCL chưa xây dựng được cơ sở vật chất: Trường ĐH Hoà Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

Thu Phương

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文