Tuyến đường Hồ Chí Minh nhiều đoạn bị ngập sâu do mưa lũ

16:20 20/09/2013
Đến 15h ngày 20/9, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Phú Nhiêu, huyện Minh Hóa vẫn bị ngập sâu từ 0,6 đến 1,5m và bị chia cắt hoàn toàn; cầu Cha Lo 3, ngầm Quang Hóa, ngầm Soong nằm trên Quốc lộ 12A đang bị ngập từ 0,3 đến 0,6m.

Tại Quảng Bình: Hiện tỉnh Quảng Bình đang huy động mọi nguồn lực, phương tiện để giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định sinh hoạt, để tiếp tục lao động sản xuất.

Ngày 20/9, tin từ UBND huyện Minh Hoá, Quảng Bình cho biết, 3 người dân ở thôn Liêm Hóa 2 xã Trung Hóa gồm anh Cao Văn Việt (31 tuổi), chị Cao Thị Bông (58 tuổi), chị Cao Thị Phượng (45 tuổi) trên đường đi làm rẫy về khi vượt qua suối đã bị nước đẩy đi làm họ mắc kẹt giữa dòng lũ.

Nhận được tin báo, Ban phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn huyện Minh Hoá đã huy động lực lượng Công an huyện Minh Hoá đến ứng cứu. Sau nhiều giờ vật lộn với dòng nước lũ hung dữ, lực lượng Công an huyện đã cứu sống đưa ba người dân vào bờ an toàn.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, đến sáng ngày 20/9, ở tỉnh Quảng Bình vẫn tiếp tục có mưa to đến rất to. Theo thống kê sơ bộ ban đầu, Quảng Bình đã có 308 ngôi nhà bị ngập lụt, trong đó huyện Minh Hóa 58 nhà, huyện Tuyên Hóa 150 nhà và huyện lệ Thủy trên 100 nhà; học sinh 2 trường học phải nghỉ vì trường ngập lụt; 30ha cây trồng và rau màu bị ngập úng và hư hại; nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã đang bị ngập sâu trong nước gây cản trở đi lại của người dân.

Mưa lũ đã làm ngập nhiều nhà dân ở Quảng Bình.

Tại Quảng Nam: Do nước lũ lên cao, đã có 1361 hộ với 4.001 khẩu của huyện Đại Lộc được sơ tán khẩn cấp đề phòng vùng ngập sâu trong lũ, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lỡ. Hiện một số khu dân cư trên địa bàn huyện Đại Lộc đang bị ngập lụt (khoảng 1500 ngôi nhà), hiện nay mực nước trên địa bàn huyện đang ở mức cao (9,15m, cao hơn báo động III: 0,15m).

Huyện Tây Giang cũng đã tổ chức sơ tán di dời khẩn cấp 27 hộ tại địa bàn các xã Bhalee, A Vương và A Tiêng và Voòng, A Banh 1, K’ tiếc, K’ nooh bị ảnh hưởng của sạt lở đất đến nơi an toàn…Theo báo cáo của các huyện Tây Giang, Quế Sơn, Thăng Bình, Đông Giang, Điện Bàn và Đại Lộc có khoảng 430 ha lúa gieo và lúa sạ trễ bị ngập nước; có 670 ha ngô, khoai lang, 425 ha rau màu các loại bị thiệt hại.

Tuyến đường ĐT 609 từ Điện Bàn đi Đại Lộc đã bị ngập nhiều đoạn gây ách tắc giao thông. Tuyến đường cứu nạn, cứu hộ qua xã Bình Hải, Bình Sa đang thi công nên gây ngập lụt cục bộ tại 2 địa phương này. Hiện nay mực nước trên các sông vẫn còn ở mức cao, vì vậy chưa thể có số liệu tổng hợp cụ thể về tình hình thiệt hại.

Tại Gia Lai: Mưa lũ đã làm ngập 215 căn nhà của người dân ở các xã Ia Lâu, Ia Piơr, huyện Chư Prông; xã Ia Le, huyện Chư Pưh và ngập một số tuyến đường giao thông nông thôn.

Tại Kon Tum: Đã xảy ra lũ quét, ngập lụt tại huyện Kon Plông, cầu tràn ở thôn Măng Rí, xã Ngọc Tem bị trôi; tỉnh lộ 676 và 2 đường tránh ngập thủy điện Đăk Đrinh bị sạt lở. Tại huyện Kon Rẫy bị trôi hơn 2 ha cây trồng, sập 1 điểm trường mầm non… Toàn tỉnh đã di dời 56 hộ dân cư nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, đến nơi an toàn. Toàn tỉnh Kon Tum ước tính thiệt hại 16 tỷ đồng.

Hiện các hồ chứa khu vực Tây Nguyên mức nước tương đối cao, một số hồ gần đầy và tiếp tục xả điều tiết như: Đắk Loh (Kon Tum), Buôn Yong, Krông Bút Hạ (Đắk Lắk) và các hồ chứa Thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên); Yaly, Pleikrông (Kon Tum); Sê San 3, Sê San 4, Sê San 4A (Gia Lai); Buôn Kuốp, Sêrêpôk 3 (Đắk Lắk) đang xả lũ.

Trước tình hình đó, UBND các tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão, chủ động triển khai công tác phòng chống bão lũ và tìm kiếm cứu nạn, chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động lực lượng tại chỗ để khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra

Sông Lam – Ngọc Như - Hoài Thu

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文