Ước mơ trở thành diễn giả của cô gái khuyết tật

20:25 02/11/2019
Nhìn những hình ảnh cô gái nhỏ nhắn, xiêu vẹo trên chiếc xe lăn, ít ai nghĩ đây lại là một người mạnh mẽ và có nghị lực sống đáng nể phục...


Nguyễn Thị Huyền (quê Đắk Nông) hiện là sinh viên khoa Công nghệ phầm mềm, Đại học Công nghệ thông tin TP HCM. Huyền có hoàn cảnh khá đặc biệ, là con thứ 4 trong gia đình có đến 7 anh chị em. Mẹ Huyền bị mất sức lao động, cha thì mắc bệnh hở van tim.

Huyền không may mắn như bao người, sinh ra với dị tật bẩm sinh, tay chân teo lại khiến việc sinh hoạt và học tập rất khó khăn.

Huyền luôn cảm thấy mình rất hạnh phúc

Năm 7 tuổi, Huyền được tiếp xúc với những con chữ đầu tiên tại lớp học tình thương kéo dài 3 tháng. Lúc đầu, Huyền phải làm quen với việc cầm bút, em phải dùng miệng cắn rồi đưa lên tay mỗi khi bút bị rơi, khiến bàn tay em bị sưng vù lên rất đau.

Dị tật cứ ngỡ là cơn ác mộng đáng sợ nhất mà Huyền phải chịu đựng, nhưng những lời miệt thị, dè bỉu còn đáng sợ hơn; nó khiến cô e ngại với việc hòa nhập với cộng đồng.

Huyền kể, lúc mới đi học, vào lớp thường bị các bạn gọi là "yêu quái", lúc đó cô rất buồn và khóc nhiều. Khi đó, ba mẹ Huyền nói rằng: "Nếu con thương ba mẹ thì hãy thật tự tin và chấp nhận bản thân mình, ba mẹ sẽ tự hào khi con lạc quan và vui vẻ, vì lúc đó con mới là chính mình".

Với chỗ dựa vững chắc là tình yêu của ba mẹ, Huyền dần trở nên lạc quan hơn. “Trong cuộc đời này chẳng thể nói ai may mắn hơn, ai hạnh phúc hơn, hạnh phúc chỉ tồn tại khi bạn biết thế nào là đủ. Có thể nhìn tôi các bạn sẽ nghĩ rằng tôi kém may mắn, tôi bất hạnh khi cơ thể khuyết tật, thân hình dị dạng, gia đình nghèo khổ, nhưng tôi khẳng định rằng tôi rất hạnh phúc. Cuộc đời này cho tôi quá nhiều, tôi thấy tôi nhận được nhiều hơn những gì tôi mất, tôi hài lòng với cuộc sống của tôi, tôi hạnh phúc”. Qua suy nghĩ của Huyền, những điều xấu xí, tồi tệ nhất cũng trở nên tươi đẹp.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương cảm phục trước nghị lực của Huyền

Cánh cửa tương lai dần mở ra với cô gái đầy nghị lực này. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Huyền đã thi đỗ vào khoa Công nghệ phần mềm, ĐH Công nghệ thông tin TP HCM. Ba mẹ Huyền lúc đầu ngăn cản và lo lắng rất nhiều vì nghĩ rằng con không thể tự lo được cho bản thân.

"Để ba mẹ an tâm, tôi tự lập từ những công việc hằng ngày như giặt quần áo, dọn nhà, quét nhà… mà một người bình thường có thể làm", Huyền nói.

Huyền quan niệm cuộc sống thật đẹp khi chúng ta biết cho đi sự yêu thương. Vượt qua trở ngại mà bản thân gặp phải, cô đã giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đây là lý do mà Huyền sáng lập Câu lạc bộ tình nguyện Ánh Trăng.

Huyền đã cùng với các bạn của mình thường xuyên giúp đỡ các mái ấm, trại trẻ mồ côi, trung tâm khuyết tật. Bên cạnh đó, Huyền còn tạo Fanpage để kết nối cộng đồng người khuyết tật, hỗ trợ công việc cho họ.

Với món quà Tân Hiệp Phát gửi tặng, Huyền cho biết sẽ thực hiện những dự định cho người kém may mắn.

Thế nhưng, gần đây, khi căn bệnh quái ác quay trở lại, đôi chân Huyền dần yếu đi, phải trải qua nhiều đợt điều trị. Điều này ảnh hưởng đến việc đi lại của Huyền, khiến số lần đi tình nguyện cũng giảm dần. Việc phải ngồi ở nhà khiến Huyền hiểu rõ hơn nỗi cô đơn của những người khuyết tật khác.

Là cô gái vươn mình từ nghị lực, hằng ngày Huyền ngồi cạnh chiếc máy tính xách tay, chầm chậm gõ từng con chữ trên mạng xã hội, truyền cảm hứng cho những người xung quanh. 

Huyền muốn chinh phục ước mơ trở thành diễn giả sau khi tốt nghiệp đại học. Vì khi đứng trên sân khấu, Huyền có thể chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình, những quan niệm về cuộc sống và hơn hết, là truyền tải những giá trị lớn lao, sự lạc quan mãnh liệt trong cô. Cuối năm hai đại học, Huyền có cơ hội tham gia cuộc thi thuyết trình "Who are you?" và giành được giải nhất.

Không những thế, 2 năm qua, Huyền đều gửi ảnh dự thi "Nét đẹp sinh viên". Không phải là vì cô muốn nổi tiếng, mà thông qua cuộc thi này, Huyền muốn thay đổi định kiến của mọi người về vẻ đẹp của người khuyết tật.

Với những bất hạnh đã trải qua, giờ đây, trên gương mặt tươi sáng của cô gái Đắk Nông ấy luôn hiện hữu một nụ cười rạng rỡ. Đó không chỉ là nụ cười của niềm hạnh phúc, mà còn là nụ cười của sự lạc quan, của một cô gái đã chiến thắng số phận.

Công việc chính hiện tại của Huyền là đào tạo content (nội dung) chuẩn SEO. Huyền cho biết rằng cô có một tình yêu lớn với viết lách. Vì khi đó, cô có thể truyền tải sự lạc quan đến người khác, chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình và hơn hết là câu chuyện về ba mẹ đã động viên Huyền từ những ngày đầu tiên.

Khi cùng chương trình Nối trọn yêu thương đến thăm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Uyên Phương rất cảm phục trước nghị lực của Huyền. Bà Uyên Phương cho rằng, ngoài sự tự tin, nét đẹp có sẵn, Huyền còn là một cô gái tràn đầy tình cảm. 

"Cuộc sống không hề công bằng với Huyền, nhưng bạn ấy luôn cố gắng giúp đỡ mọi người, tạo công ăn việc làm cho họ. Tôi cảm nhận được nội lực trong Huyền và thấy cuộc sống này có nhiều màu sắc tươi sáng hơn. “Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, Huyền thật sự truyền cảm hứng cho những người xung quanh, và đây cũng là giá trị cốt lõi mà Tân Hiệp Phát luôn hướng đến", doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ.

PV

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文