Vật giá leo thang - hàng quà sinh viên ế

12:47 27/11/2007
Thời buổi vật giá leo thang này, ngay như mì gói là loại thực phẩm không gì bình dân hơn, mang phong cách "rất SV" thì cũng đang trở nên "xa xỉ hoá" vì hầu hết các loại mì đều tăng gấp rưỡi. Nên đối với SV bữa chính còn phải nhịn huống chi là… bữa phụ, ăn vặt.

Tính đến thời điểm hiện tại, xăng 92 là 13.000đ/lít. Một anh sinh viên phải cất xe máy đi xe đạp. Và có tới "1.001 cách ứng phó" kiểu sinh viên trong thời kỳ vật giá đang lên cao.

Buổi sáng chủ nhật mát trời, xung quanh khu vực Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh vắng hơn ngày thường.

Các quán cóc, bánh mì, xôi, chè… khách mua hàng khá thưa thớt. Bà Sáu bán bánh mì trước cổng trường than: "Từ dạo mấy đồ ăn vặt tăng 500 - 1.000đ là các cô, cậu ra ít hẳn".

Trước đây, mỗi ngày bà bán được xấp xỉ 300 ổ bánh, giờ được chưa đến trăm rưỡi! Bằng vài phép tính thông thường, mỗi tháng các cô cậu SV đã phải cần thêm 200 nghìn đồng, chưa nói việc uống nước, giải khát, càng làm SV phải sống kham khổ hơn.

Ngay như mì gói là loại thực phẩm không gì bình dân hơn, mang phong cách "rất SV" thì trong cơn bão vật giá, nó đang trở nên "xa xỉ hoá". Hầu hết các loại mì gói đều tăng gấp rưỡi. "Có thể nói đây là thứ tăng ghê nhất" - Quân (ĐH Bách Khoa) đúc kết.

Nhiều cái không tăng giá nhưng số lượng bị giảm đi, như 1 bó rau 1.000đ, giờ còn "vài sợi". Phần đông sinh viên tỉnh lẻ về TP trọ học mỗi người có một hoàn cảnh riêng, đa phần không khá giả gì.

Hỏi ra ai cũng lắc đầu khi mà thu nhập hàng tháng từ gia đình cũng như trước, tức là họ đang phải gồng mình lên để chi tiêu hợp lý mà không ảnh hưởng đến việc học hành. Gia đình ở Đồng Nai chỉ ở mức đủ ăn, Minh Thu không có ý định xin thêm tiền mà sẽ cố gắng để tự mình lo liệu.

Ở gần chợ Văn Thánh, Hải (Khoa Báo chí & Truyền thông) tâm sự: "Mình đi chợ cho 5 bạn cùng phòng, dè sẻn lắm mà mỗi ngày cũng hết 50 nghìn đồng chưa kể tiền gạo, muối…".

Làng Đại học Thủ Đức lâu nay có tiếng về chi phí sinh hoạt phù hợp với túi tiền SV, bây giờ chỉ còn "hư danh". Giá cả đồ ăn thức uống ở đây không thua trong nội thành là bao.

Ngọc Tưởng (ký túc xá ĐHQG) nói đùa: "Sống ở đây kém gì sống giữa lòng thành phố".

Một số SV nữ của Trường KHXH&NV mua 1 hộp cơm ăn trưa ở trường không hết, để dành đến tối (!). Đây là chuyện có thật dù nói ra ngay chính các bạn cũng thừa hiểu sẽ hại tới sức khỏe như thế nào, nhưng vì "tình thế bắt buộc".

Và lời của bà Sáu cũng có cơ sở khi SV bữa chính còn phải nhịn huống chi là… bữa phụ, ăn vặt. Khánh Linh, SV Sư phạm văn, buổi sáng nấu ăn tiện thể cho cả ngày. Xong rồi, bạn đạp xe từ quận 8 qua trường. Hàng tuần, Linh về nhà lấy gạo lên cho rẻ, "đỡ được đồng nào hay đồng ấy".

Có một bộ phận SV gia đình ở thành phố, hay khá giả không bị ảnh hưởng, nhưng số này không nhiều.

Đa phần SV ở mức bình thường khoảng 1 triệu/tháng đều cảm thấy ngày càng áp lực. Nhưng bạn đọc sẽ không khỏi chạnh lòng khi biết hoàn cảnh của Tâm, SV Khoa Chính trị (Sư phạm TP Hồ Chí Minh).

Gia đình rất nghèo không thể chu cấp, bạn phải đi dạy kèm được 500.000đ/tháng. Rất nhiều khoản chi tiêu về sách vở, giáo trình đến nỗi trước tình trạng đồ ăn đắt đỏ, có tuần Tâm chỉ tiêu 20.000đ tiền ăn, bằng cách ăn cơm không với nước mắm, nhiều bữa chỉ ăn rau(!).

Vân, SV kinh tế lại khác. Bạn cùng 3 bạn cùng lớp nữa rủ nhau thuê nhà ở tít Cát Lái, khu vực này giá cả đỡ hơn so với nội ô TP. Nhưng hàng ngày nhóm bạn này phải đạp xe gần chục cây số, vượt cầu Sài Gòn để đi học (quận 3). Và lại một kiểu triết lý dí dỏm rất SV: "Cái gì cũng có cái giá của nó". Đúng, đó là những cái giá khá đắt trong thời vật giá có biểu đồ tăng dần…

Còn rất nhiều SV vốn đã kham khổ vẫn đang phải quặn mình trước cái thang không giới hạn mà vật giá vươn tới. Và hệ quả tất yếu - người thì xin thêm tiền nhà, người thì phải tích cực làm thêm.

Rồi quy về một mối là điểm chung: ăn tiêu tiết kiệm. Điều này sẽ gây tác hại không nhỏ đến sức khoẻ, trong khi SV là đối tượng luôn cần được ăn uống đầy đủ, có điều kiện tốt nhất cho học tập, vui chơi giải trí…

Thành Đạt

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文