Vĩnh Long: Tìm giải pháp ngăn chặn nạn bạo lực học đường

18:20 12/01/2013
Tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tại Vĩnh Long, trong năm học 2011-2012, xảy ra 69 vụ BLHĐ, thì có đến 6 vụ học sinh mang hung khí “xử” bạn học, nhà trường phải nhờ chính quyền địa phương xử lý.

Trước tình trạng BLHĐ gia tăng, ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều giải pháp nhằm kéo giảm, kiềm chế số vụ BLHĐ, giúp các em học tập tốt.

Tình trạng BLHĐ hiện nay không chỉ đơn thuần là việc học sinh dùng “nắm đấm” để giải quyết mâu thuẫn với nhau, mà các em còn mang cả hung khí, câu kết với các đối tượng bất hảo ngoài xã hội cùng tham gia để “xử” bạn học.

Điển hình, mới đây vụ 5 học sinh cá biệt của một trường cấp 3 ở TP Vĩnh Long, dùng mũ bảo hiểm đánh 2 bạn học trọng thương phải vào bệnh viện cấp cứu… mà nguyên nhân chỉ vì mâu thuẫn trong nhắn tin điện thoại. Hoặc vụ 2 học sinh lớp 8 ở thị trấn Cái Vồn (Bình Minh) dùng dao “chém” bạn vì một xích mích nhỏ trong lúc đùa giỡn...

“Giáo viên” phân tích các tình huống có thể xảy ra BLHĐ và cách xử lý tình huống cho các em học sinh.

Ông Lý Đại Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long bộc bạch: “Gần đây còn nổi lên tình trạng học sinh nữ uống rượu, đánh nhau, lập băng nhóm “tẩy chay” bạn, quay clip bạn làm tình phát tán trên mạng, thậm chí đánh cô giáo ngay trong trường học… gây tổn thương tâm lý, tinh thần học sinh và gây bức xúc trong phụ huynh”.

Trước tình trạng BLHĐ gia tăng, một số trường học ở TP Vĩnh Long đã phối hợp cùng Công an, bảo vệ dân phố tăng cường tuần tra, đảm bảo tình hình ANTT trước cổng trường. Thầy Biện Công Tấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh cho hay: “Từ năm học 2007 - 2008, trường ký hợp đồng với Công an phường 8. Theo đó, vào đầu mỗi buổi học và sau giờ tan học, Cảnh sát khu vực cùng lực lượng bảo vệ dân phố túc trực trước cổng trường nhằm ngăn chặn số đối tượng có hành vi trấn lột, kiếm chuyện bắt nạt, hành hung HS”.

Giáo viên “áo xanh” đứng lớp

Nhằm kéo giảm tình trạng BLHĐ, hướng dẫn học sinh biết cách xử lý tình huống khi xảy ra tình trạng BLHĐ, đầu năm 2012 Ban Thanh niên Công an tỉnh Trà Vinh đã triển khai thí điểm mô hình “Tuyên truyền pháp luật, phòng chống tình trạng BLHĐ trong học sinh”.

Qua triển khai, mô hình đã mang lại những kết quả khả quan. Đến nay, mô hình này đã được triển khai đến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía nhà nhà trường cũng như gia đình các em học sinh.

Hàng tuần, Ban Giám hiệu Trường THCS Lương Thế Vinh và Công an phường đều thông tin cho nhau về tình hình ANTT trên địa bàn và những trường hợp học sinh có biểu hiện không bình thường để kịp thời ngăn chặn, không để các em bị lôi kéo vào con đường xấu. Đồng thời, Công an phường 8 cũng mời số thanh thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật trên địa bàn đến nhắc nhở và thông báo cho phụ huynh có biện pháp quản lý, giáo dục. Qua đó, số vụ BLHĐ và học sinh bị trấn lột ở phường 8 giảm đáng kể. Từ kết quả trên, nhiều trường từng là điểm nóng về BLHĐ ở TP Vĩnh Long đã triển khai thực hiện mô hình này, kéo giảm số vụ BLHĐ. 

Trung tá Trần Văn Tiếng, Trưởng Công an phường 8 (TP Vĩnh Long), cho biết: “Trong nhóm thanh thiếu niên đón đường hăm dọa, xin tiền HS trước Trường THCS Lương Thế Vinh trước đây, có một em là học sinh của trường, 3 em ở bên ngoài. Tất cả đều có chung hoàn cảnh là cha mẹ bỏ nhau, các em ở với ông bà nhưng không được quản lý, dạy dỗ đàng hoàng nên thường tụ tập hít keo, chơi game và tham gia đón đường trấn lột tiền học sinh”.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, các em thực hiện hành vi bạo lực chỉ nhằm thỏa mãn lòng tự ái, sĩ diện chứ ít khi biết đến hậu quả. Do đó, nếu không nhìn nhận đúng nguyên nhân và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì BLHĐ có nguy cơ lan rộng từ một vài điểm trường đến nhiều trường học với những hậu quả khó lường. Ông Lý Đại Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long bộc bạch: “Ở tuổi các em, do chưa nhận thức hết hành vi đúng, sai và thiếu kiềm chế nên dẫn đến cách ứng xử có tính bạo lực. Tuy nhiên, một phần lỗi là do sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ”

Văn Vĩnh

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình giá vàng trên thế giới có nhiều biến động, rủi ro khi tham gia đầu tư, tích trữ vàng tăng cao, các đối tượng lừa đảo đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy danh nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý kêu gọi người dân đầu tư mua bạc tích trữ. Đáng chú ý, lợi dụng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đối tượng rao bán các loại bạc thỏi khắc hình ảnh kỷ niệm sự kiện này.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.