Vụ "cờ bạc triệu đô": Chuyển tiền ra nước ngoài qua hợp đồng kinh tế

07:01 08/03/2006

Phát hiện mới nhất cho thấy, trong vụ "cờ bạc triệu đô", người trực tiếp giao dịch với các trung tâm cá độ bóng đá quốc tế ở Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia và một số nước châu Âu không phải là Bùi Quang Hưng mà là một số đối tượng khác và đây mới thực sự là những "ông trùm số 1" và việc chuyển tiền được thực hiện qua “kênh” khác.

Lâu nay, dư luận mặc nhiên coi Bùi Quang Hưng là "trùm cá độ" trực tiếp giao dịch với các trung tâm cờ bạc ở nước ngoài. Việc chuyển hàng triệu USD tiền cá cược từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại cũng được "gán" cho Hưng với đủ mọi suy luận: Dùng tài khoản, thẻ tín dụng, qua mạng Internet… Tuy nhiên, sự thực không phải thế: Bùi Quang Hưng chỉ là "trùm hạng hai", không trực tiếp giao dịch với nước ngoài.

Những kẻ nhận tiền cá cược của Bùi Quang Hưng là ai?

Trong đường dây cá độ này, Hưng chỉ là một "trùm" nội địa, không mấy tên tuổi với giới cá độ Hà Nội và TP HCM. Người chuyên nhận các đầu mối cá độ mà Hưng đưa đến ở Hà Nội gồm 2 đối tượng, một tên là T., một tên là H.; còn tại TP HCM là một "trùm" khác tên B. Ba ông trùm này mới là người quán xuyến toàn bộ các đường dây cá độ ở Việt Nam ra nước ngoài. Chúng trực tiếp liên lạc với các cá nhân người Việt đang sống ở các quốc gia châu Á và châu Âu để tham gia cá độ với trung tâm cá cược bóng đá quốc tế. Trước mỗi trận đấu, trung tâm cá cược ở nước ngoài này sẽ dành cho đường dây ở Việt Nam một số "cửa" nhất định, có giới hạn về mức tiền tham gia cũng như mức tiền thắng tối thiểu, tối đa để tránh tình trạng "nhiễu". Việc "điều tra" tài chính của các con bạc cá độ được các trung tâm này thực hiện rất nghiêm ngặt và không phải bất cứ giao dịch cờ bạc tiền tỷ nào cũng được chấp nhận nếu không có sự đảm bảo về mặt tài chính.

Tại các trận cá độ quốc tế này, Bùi Quang Hưng chỉ giữ vai trò là người "gom độ", ghi tên và gom tiền của các con bạc sau khi xong sẽ báo cho "trùm" T. ở Hà Nội hoặc "trùm" B. ở TP HCM để các trùm này liên lạc báo với trung tâm cá độ ở nước ngoài. Sau mỗi trận đấu, bất luận thắng hay thua, Hưng đều được những "trùm độ" này trích lại cho từ 5 - 15% số tiền thu được. Thường số tiền này Hưng tự động "cắt lại" cho mình, số còn lại đem chuyển cho các "trùm độ" trên mình để chuyển cho các trung tâm cá cược ở nước ngoài. Ngay khi biết tin Bùi Quang Hưng bị bắt, cả 3 trùm cá độ cỡ bự này đã bỏ trốn. Theo một nguồn tin thì hiện tại, CQĐT đã xác định được nơi ẩn náu của những trùm cá độ này.

Chuyển tiền cá độ bằng... hợp đồng kinh tế!

Nguồn tin nói trên cũng cho biết, ngay từ khi bắt Bùi Quang Hưng (ngày 13/12/2005), lệnh phong tỏa tất cả các tài khoản liên quan đến đối tượng này đều đã được CQĐT thực hiện. Kiểm tra sổ gốc ở các ngân hàng, điều khiến cơ quan chức năng ngạc nhiên là trùm độ này không chuyển một món tiền lớn nào qua tài khoản cả. Công tác điều tra để xác định Hưng chuyển tiền cá độ ra nước ngoài bằng cách nào đã được khẩn trương tiến hành nhưng CQĐT vẫn không phát hiện được. Điều kỳ lạ là những phương thức chuyển tiền qua ngân hàng, qua thẻ tín dụng... dù có vẻ hiện đại song không được những trùm cá độ ở đất Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng ưa dùng. Giới cá độ trong nước chơi với nhau trên cơ sở lấy chữ "tín" làm đầu, với những "con bạc" có vị trí trong xã hội như Bùi Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên, Nguyễn Việt Bắc... thì chữ "tín" này còn liên quan đến cả công danh, sự nghiệp nên càng chắc chắn hơn.

Tuy vậy, mối quan hệ giữa các trùm cá độ Việt Nam như H., T., B. với nước ngoài thì ngược lại: Cần sự bảo đảm bằng tiền ở các tài khoản quốc tế mà các trung tâm cá độ quốc tế có thể kiểm soát được. Bởi vậy nên việc "báo độ" của các "trùm" T., H., B. với nước ngoài được thực hiện ngay sau đó, tiền "độ" sẽ được chuyển sau, nhưng điều chắc chắn cần phải có là cả 3 "trùm" này đều có tài khoản tại ngân hàng quốc tế, số dư đủ đảm bảo cho các khoản "cá" tại Việt Nam cho trận bóng ngày hôm đó. Vậy việc chuyển tiền giữa các "trùm" độ này với các trung tâm cá cược bóng đá nước ngoài được thực hiện ra sao? CQĐT đã dày công tìm hiểu và phát hiện được một hình thức cực kỳ tinh vi: Thông qua các hợp đồng kinh tế.

Sơ bộ về vấn đề này được biết, các trùm cá độ nói trên đã thông qua một số doanh nghiệp để ký hợp đồng "nhập khẩu thiết bị, máy móc, hàng hóa" với nước ngoài. Đối tác bên nước ngoài có thể là một doanh nghiệp "ma" cũng có thể là doanh nghiệp thật sự nhưng hợp đồng đã bị vô hiệu khi ký. Có thông tin còn cho biết, các trùm độ ở Việt Nam còn khôn ngoan hơn khi ký hợp đồng với chính các công ty do các trùm tài phiệt cờ bạc quốc tế lập nên ở nước ngoài để "rửa tiền"?! Từ các hợp đồng này, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán nhằm "đảm bảo thực hiện hợp đồng" "hợp lệ", lọt qua an toàn các cửa kiểm soát ngoại tệ và không khiến bất cứ ai nghi ngờ. Việc nhập khẩu trở lại Việt Nam các loại máy móc, thiết bị... từ các hợp đồng này khó có thể kiểm soát được chặt chẽ, cụ thể, bởi các đối tượng đã có rất nhiều những mánh khóe để "lách" như thực nhập ít hơn, kê khai giá trị hàng nhập cao hơn nhiều lần so với thực tế... Thậm chí, đã có rất nhiều "hợp đồng" được ký kết chỉ để thỏa mãn mục đích "chuyển tiền" của các trùm cá độ. Hiện, việc xác minh các doanh nghiệp và các bản hợp đồng kinh tế nhằm chuyển tiền cá độ ra nước ngoài đang được tiếp tục

Nhóm PV Nghiệp vụ

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文