Vụ “rút ruột” tượng đài Điện Biên Phủ: Nghiệm thu khống hàng chục tấn đồng

09:40 09/07/2007
Thay vì giám sát chất lượng đồng cũng như kỹ thuật đúc thì đơn vị giám sát, nghiệm thu phần khuôn mẫu lại “bắt tay” hợp thức hóa cho những sai phạm về chủng loại đồng cũng như khối lượng đồng đúc tượng đài.
>> Hàng trăm tấn đồng phế liệu để làm Tượng đài Điện Biên Phủ được thu gom như thế nào?

Trong số 9 biên bản nghiệm thu “Hoàn thành giai đoạn xây lắp” - giai đoạn dựng tượng mẫu tỷ lệ 1/1 trước khi đúc tượng thật đều ghi đơn vị tư vấn, giám sát là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Nâng khống khối lượng đồng Nga

Bên cạnh con dấu của đơn vị thi công là Cty Mỹ thuật TW (có chữ kỹ của bà Giám đốc Võ Thị Hồng) là con dấu của trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội được PGS.TS Lê Huyên - Hiệu trưởng (nay đã thôi chức) và ông Nguyễn Đức Sứng - Giảng viên nhà trường ký.

Tiếp đó, đến giai đoạn đúc đồng (từ ngày 5/10/2003 đến ngày 15/3/2004), đại diện tư vấn giám sát còn ký 14 biên bản nghiệm thu “phần mỹ thuật tượng đài Điện Biên Phủ”.

Những biên bản này đều do ông Nguyễn Đức Sứng, đại diện tư vấn giám sát ký. Tuy nhiên, các biên bản này lại không hề có một dòng nào thể hiện nội dung nghiệm thu mỹ thuật (phần hình thức, thẩm mỹ) công trình.

Trái lại chỉ tập trung vào số khối lượng đồng cũng như tỷ lệ đồng. Cụ thể, tại biên bản số 1 (đúc nắp hầm số 1) khối lượng là 9 tấn đồng đỏ. Trong đó, đồng thỏi của Nga là 30% (2,7 tấn).

Tại 13 biên bản nghiệm thu còn lại đều ghi rõ tượng được đúc bằng đồng đỏ, và khối lượng đồng thỏi của Nga chiếm 30%. Nếu vậy khối lượng đồng thỏi của Nga dùng để đúc tượng đài lên đến 56,2 tấn.

Điều này rất mâu thuẫn với những “hợp đồng” mua đồng mà ông Nguyễn Trọng Khiết - Giám đốc Cty Đoàn Kết - đã cung cấp cho báo chí (hợp đồng mua đồng đỏ chỉ có 25 tấn).

Trong 8 phi vụ mua, đổi đồng để lấy nguyên liệu đúc tượng thì có đến 7 phi vụ  mua đồng gom từ các cá nhân mua bán đồng nát, đồng nồi, đồng ống, đồng thau của Thái Bình, Nam Định, đơn vị quân đội, Cty tàu thủy. Duy nhất có một hợp đồng mua 25 tấn đồng Năng gô (đồng Nga) của HTX tiểu thủ công nghiệp Hợp Thành (Đại Bái, Bắc Ninh).

Như vậy nếu đây là đồng thỏi của Nga “xịn” thì số lượng đồng thỏi Nga đưa vào công trình chỉ là 25 tấn - tương đương 13% khối lượng đồng toàn tượng đài. Vậy nhưng, đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát đã ký nghiệm thu tỷ lệ đồng thỏi Nga đạt tới 30% tương đương 56 tấn.  

Theo các chuyên gia về đồng, để có bức tượng đồng bền đẹp thì tỷ lệ đồng thỏi của Nga (M1) phải đạt 50%. 

Nghiệm thu khống khối lượng

Như đã nói ở phần trên, tại 14 biên bản nghiệm thu đều xác nhận tượng đài được đúc bằng đồng đỏ. Tuy nhiên qua xác minh đầu vào thì điều này là không đúng sự thực.

Trong các biên bản mua đồng (226 tấn đồng) của Cty Đoàn Kết, người bán đều ghi: bán đồng phế liệu, đồng nồi, đồng vàng, đồng ống. Tuy nhiên, trong tất cả các biên bản nghiệm thu người ta không thấy bóng dáng các loại đồng này.

Rõ ràng việc các biên bản nghiệm thu khẳng định các hạng mục (các thớt) tượng được đúc bằng đồng đỏ là không đúng với chất lượng đồng thực tế. Theo kết quả giám định mới đây của Cơ quan CSĐT Bộ Công an thì chất lượng đồng của tượng đài chỉ đạt 87%.

Về phần khối lượng đồng cũng đã được đơn vị tư vấn, giám sát “hợp thức hóa” hoặc nghiệm thu lấy lệ để đơn vị thi công ăn gian khối lượng. Cụ thể, 14 biên bản nghiệm thu đã xác định khối lượng đồng đúc cho tượng đài là 207 tấn.

Như vậy, so với kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an thì lượng đồng chênh lệch là trên 40 tấn đồng (lượng đồng của tượng đài thực tế là khoảng 160 tấn). 

Liệu đơn vị tư vấn có bắt tay để “rút ruột” tượng đài, hay đây chỉ là cách nghiệm thu kiểu “nghệ sĩ” mà ông Lê Huyên - Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội - đã từng phân bua khi trả lời phỏng vấn của Tiền phong?

Đây là vấn đề cần được cơ quan điều tra làm rõ.

14 biên bản nghiệm thu phần mỹ thuật của tượng đài:

Biên bản Số 01: nghiệm thu đúc nắp hầm, tấm số 1- 9 tấn; Số 02: nghiệm thu đúc nắp hầm, tấm số 2- 10 tấn; Số 03: nghiệm thu đúc nắp hầm, tấm số 3-10 tấn;

Số 04: nghiệm thu đúc nắp hầm, tấm số 4- 9 tấn; Số 05: nghiệm thu đúc thớt ống chân trái liền nắp hầm (11 tấn); Số 06: nghiệm thu đúc đồng ống chân phải liền nắp hầm (11 tấn);

Số 07: nghiệm thu đúc khúc đùi (30 tấn); Số 08: nghiệm thu đúc 4 chân giữa liền nắp hầm (36 tấn); Số 09: Nghiệm thu đúc đồng em bé và đuôi cờ (14 tấn);

Số 10: Nghiệm thu đúc lá cờ sao vàng (10,5 tấn); Số 11: Nghiệm thu đúc đồng hai tay cầm cán cờ (18 tấn); Số 12: Đúc đồng thân 3 nhân vật (39 tấn);

Số 13: Nghiệm thu đúc đồng nòng súng 0,2 tấn; Số14: Nghiệm thu đúc bông hoa (0,3 tấn).

Phùng Sưởng

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文