Vượt biên tới “thiên đường” làm … “chuột cống”

16:55 20/11/2007
Có người vượt biên đã ví mình như loài... chuột cống. Ban ngày, trốn dưới cống. Ban đêm, dậy đi làm. Nếu có chỗ trú ngụ tử tế hơn thì cũng đố dám bật điện. Đói - không dám đi ra ngoài ăn. Khát - không dám đến cửa hàng mua nước uống. Cứ phải chờ lúc tịnh không thấy bóng cảnh sát mới ra...

Nguyên cớ khiến chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này bắt nguồn từ bức thư của một người em gửi về cho chị gái mình tại Hải Phòng. Nỗi đoạn trường mà anh đã phải trải qua trên hành trình đi tìm "miền đất hứa" thật đáng để mọi người suy ngẫm...

Từ những dòng thư cháy bỏng…

"… Chặng đường đến Anh phải trải qua mấy nước. Bọn em toàn phải đi đường rừng, lại đi vào ban đêm. Đi bộ mệt lắm. Hết đi lại chạy. Nếu may gặp xe hàng thì phải nhanh chóng mà nhảy lên. Chủ xe phát hiện ra thì coi như xong đời. Nó sẽ đánh mình đến chết vì tưởng là ăn trộm…

Chưa hết đâu. Nguy hiểm nhất là lúc băng qua núi vào lúc nửa đêm. Lạnh thấu xương. Tuyết cao ngập lưng đùi. Bọn em chỉ biết bám vào nhau và cầu trời phù hộ. Nếu rủi trượt chân mà rơi xuống vực thì 100 năm sau chắc xác mình vẫn xanh nguyên như thế…".

Những thông tin trên có lẽ không còn quá xa lạ đối với không ít người ở Việt Nam đang ấp ủ ước mơ đổi đời ở nơi xứ người.

Đến thực trạng di cư trái phép ở Hải Phòng

Thiếu tá Bùi Tiến Tứ, Phó đồn Biên phòng 42 cho biết: Ở Hải Phòng, 4 xã thuộc huyện Kiến Thụy gồm: Tân Thành, Hải Thành, Đoàn Xá, Đại Hợp được coi là những địa bàn "nóng" nhất về tình trạng xuất cảnh trái phép.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ những năm 1989 - 1994, tại 4 xã trên đã có khoảng 3.100 lượt người vượt biên trái phép, trong đó nhiều đối tượng vi phạm tới lần thứ 3, thứ 4. Riêng Đoàn Xá, Đại Hợp còn được biết đến là những xã "lấy chồng ngoại" điển hình ở Hải Phòng.

Tính đến cuối năm 2006, Đại Hợp đã có gần 500 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, ở Đoàn Xá là trên 300 người. Lấy chồng rồi, họ nhanh chóng tìm mọi cách kéo thân nhân mình sang, thậm chí môi giới cho bà con hàng xóm, tạo nên những làn sóng di cư khá ồn ã, trong đó có những gia đình có tới 29 người hiện đang định cư tại Đài Loan.

Những cuộc xuất ngoại bất hợp pháp của cánh đàn ông gian nan hơn. Cũng theo cơ quan quản lý chức năng ở Hải Phòng, ngoài vượt biên, di cư bất hợp pháp, còn một số cách thức khá phổ biến như:

Thứ nhất, sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để đi ra nước ngoài hoặc chọn một nước không yêu cầu visa, thị thực khi nhập cảnh. Sau đó, các đường dây tổ chức xuất cảnh trái phép tiếp tục cấp giấy tờ để đương sự sang nước mong muốn.

Thứ hai, đi du lịch rồi trốn ở lại.

Thứ ba, giả kết hôn, giả nhận con nuôi. Cách này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ vì người di cư có thể sẽ bị lừa đảo và rơi vào đường dây buôn người.

Những cuộc đời phải trả giá

Hai anh em Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Văn Cương ở Đoàn Xá, Kiến Thuỵ, Hải Phòng vừa trở về từ trại tị nạn Đài Loan. Với Cương, đây đã là lần thứ 3 vượt biên thất bại. 9 tuổi Cương đã cùng chị gái sang Hồng Kông, năm 1999 - tiếp tục "thử sức".

Năm 2006 vừa rồi, anh ta lại quyết ra đi. Cả 3 lần, đích đến đều là trại tị nạn. Sau bao nguy hiểm, nhọc nhằn, tưởng phải đánh đổi mạng sống, Cương giờ tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đau lòng hơn là chuyện của Nguyễn Thị H. 17 tuổi, xinh đẹp, H. được gia đình "đầu tư" cho đi nước ngoài với tổng số tiền lên tới cả trăm triệu. Đáng buồn thay, H. bị sa vào một đường dây buôn người. 1 năm sau, khi gia đình biết tin chuộc cô về, H. chỉ còn là một cái xác không hồn.

Trên đây chỉ là 2 trong vô số trường hợp thương tâm. Thiên đường trong mơ bỗng chốc sụp đổ khi những người di cư bất hợp pháp phải trực tiếp đối mặt với biết bao hiểm nguy chốn đất khách.

Có người vượt biên đã ví mình như loài... chuột cống. Ban ngày, trốn dưới cống. Ban đêm, dậy đi làm. Nếu có chỗ trú ngụ tử tế hơn thì cũng đố dám bật điện. Đói - không dám đi ra ngoài ăn. Khát - không dám đến cửa hàng mua nước uống. Cứ phải chờ lúc tịnh không thấy bóng cảnh sát mới ra.

Với kiểu nhập cư trái phép, chỉ có 2 sự lựa chọn cho họ: hoặc là làm nail (làm móng tay, móng chân) hoặc là "trồng cỏ" (cách gọi bóng bẩy của việc trồng thuốc phiện).

Bà Rebecca Cousins, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam  kể về một trường hợp đáng tiếc mà bà được biết. Đó là một thanh niên trẻ người Quảng Ninh, tên An. Gần đến ngày thi đại học, anh ta quyết định vượt biên theo lời dụ dỗ ngọt ngào của những kẻ môi giới và từ chính gia đình mình.

Bỏ ra số tiền 250 triệu vào thời điểm cách đây 5 năm, trải qua biết bao nguy hiểm dọc đường, cuối cùng An cũng đến được Anh. Song tại đây, anh lại bị đẩy vào một tổ chức tội phạm, bị ép phải trồng thuốc phiện và bị phạt tù.

Cũng không riêng nước Anh, hầu hết các quốc gia đều có những quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát tình trạng nhập cư trái phép.

EU tuyên bố, chủ doanh nghiệp thuê lao động nhập cư bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với án tù. Cộng hoà Pháp ấn định chỉ tiêu hằng tháng bắt và trục xuất dân nhập cư trái phép....

Thiên đường nơi xứ người - đó hoàn toàn chỉ là giấc mộng

Hồng Nhung

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文