Xã nghèo quay quắt trong hạn mặn

10:54 29/03/2016
Những ngày này, về xã Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng), chúng tôi chứng kiến nỗi quay quắt của người dân nơi đây trong cơn hạn, mặn lịch sử…

Ông Trần Văn Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy xã Long Phú, cho biết: “Xã thuộc Chương trình 135. Dân số của xã có 15.014 người với 3.646 hộ, tỉ lệ hộ nghèo còn 12,3%. Trong cơn hạn, mặn lịch sử này, xã Long Phú có 200 ha lúa bị hư hỏng hoàn toàn, ước tính số tiền thiệt hại rên 2 tỉ đồng. Xã có 9 ấp thì có tới 8 ấp bị thiệt hại, trong đó ấp Phú Đức thiệt hại nhiều nhất với diện tích 56,5ha”.

Người dân xã Long Phú phải múc nước nhiễm mặn về tắm, giặt

Gia đình bị thiệt hại nhiều nhất là hộ ông Trần Văn Lành với 9,1ha. Nhiều cánh đồng lúa của xã Long Phú hiện bị cháy khô do không có nước tưới. Có hộ xuống giống được hơn một tháng đành bỏ vì không dám tưới nước nhiễm mặn; có hộ vẫn đeo theo lúa nên khi lúa trổ thì bị lép hết. Nhiều diện tích trồng hoa màu, như: cà chua, dưa, đậu... bị hư hại hoàn toàn do thiếu nước tưới.

Kênh, rạch nơi đây cạn trơ đáy

Không chỉ thiếu nước sản xuất, nhiều hộ dân đang rơi vào tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt như các ấp Kinh Ngang, Phú Đức, Mười Chiến. Tại ấp Phú Đức, nhiều năm qua 100 hộ dân ở ấp này không có nước sạch sử dụng, đa số bà con sử dụng cây nước bơm tay. 

Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi phèn, mặn và sắt cao. Còn nguồn nước mặt ở các kênh rạch thì bị ô nhiễm… nhưng bà con vẫn phải sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt.

Cánh đồng lúa khô cháy vì hạn, mặn

Ở xã Long Phú cũng có trạm cấp nước sạch cho người dân nhưng do các ấp này ở xa nên chưa có điều kiện để kéo nước về. Một số hộ khoan cây nước nhưng không sử dụng được vì nhiễm phèn, mặn, dư lượng sắt cao nên bà con đành phải sử dụng nguồn nước mặt ô nhiễm.

Bà Trịnh Thị Thu Ngân (ấp Phú Đức), cho biết: “Chúng tôi không có nước sạch nên chủ yếu múc nước sông lên lóng phèn cho trong để sử dụng, riêng nước dùng nấu ăn, uống thì phải mua nước đóng bình”. Bà Trần Thị Mum (ấp Phú Đức), nói: “Từ trước đến nay, bà con ở đây thường múc nước sông lên lóng phèn rồi sử dụng từ nấu ăn cho đến tắm giặt. 

Nhưng năm nay, các con sông ở đây đều cạn và bị nhiễm mặn nên chỉ dùng tắm giặt, còn nước uống, nấu ăn thì dùng nước đóng bình. Năm nay khô hạn gay gắt khiến điều kiện sinh hoạt của người dân rất khó khăn”.

Đồng ruộng thì nứt toác
Ruộng cà chua cũng không thể sống nổi vì hạn, mặn

Người dân biết nước sông bị nhiễm mặn, bị ô nhiễm nhưng vẫn phải sử dụng vì không có nguồn nước nào khác. Tắm bằng nước này ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ đầy cả người; còn giặt quần áo thì không có bọt xà bông dù đổ rất nhiều…

Còn ở ấp Kinh Ngang, hiện có khoảng 50 hộ không có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt, cũng không có nước kênh rạch để sử dụng như ở các ấp khác. Ông Kim Hol (66 tuổi), cho biết: “Mấy tháng nay, kênh rạch khô kiệt, bà con người thì mua nước đóng bình, người thì mua nước sạch của hộ khác từ đường ống của trạm cấp nước nên chi phí tốn kém nhiều hơn”.

Theo ông Hol, do ấp nằm cách biệt với các ấp khác nên chưa được kéo đường ống nước sạch từ trạm cấp nước ở xã về. Những tháng qua, để có nước sử dụng, nhiều hộ phải mua nước sạch từ đường nước của hộ dân khác với giá 1.500 đ/can 30 lít. Tính ra, mỗi mét khối nước người ta bán cho bà con sử dụng với giá 50.000 đồng, trong khi đó, giá do trạm cấp nước thu của hộ này là 4.800 đ/m3.

Người dân phải đi mua nước đóng bình về ăn, uống với giá cao

Ông Trần Văn Thuận, cho biết: “Trước tình trạng bà con thiếu nước sạch sử dụng, chính quyền địa phương kiến nghị đến lãnh đạo các cấp và ngành chức năng sớm có biện pháp giải quyết để bà con sớm có nước sạch sử dụng. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Sóc Trăng đã có kế hoạch trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ xây dựng thêm 1 trạm cấp nước tại ấp Phú Đức, để có nước sạch cho người dân sinh hoạt”. 

Khi nghe chúng tôi thông báo tình trạng thiếu nước sạch của người dân ở ấp Phú Đức và Kinh Ngang, ông Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Sóc Trăng, cho biết: “Chúng tôi sẽ cho người khảo sát và sẽ cho xe chở nước sạch cung cấp miễn phí cho bà con ngay”.

Văn Đức - C.X

Ngoài 131 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Cao Bằng xoá nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đang phối hợp UBND tỉnh Lai Châu để thống nhất chủ trương hỗ trợ xây dựng mới 1.100 căn nhà, trị giá 66 tỷ đồng; triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La từ nguồn kinh phí 1,3 tỷ đồng của Bộ Công an hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào bị thiệt hại do thiên tai chuyển sang.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Sáng 23/4 (giờ địa phương), một phần của cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, Thuận Nghĩa, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã bị sập sau khi xảy ra hỏa hoạn. Theo thông báo của Sở Giao thông vận tải Bắc Kinh, cây cầu xảy ra tai nạn là cầu vòm bê tông cốt thép.

Hôm 23/4 (giờ địa phương), Ủy ban châu Âu - cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU), quyết định phạt 2 “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ tổng cộng 700 triệu euro (khoảng 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 (giờ địa phương) về việc có thể giảm đáng kể mức thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dường như thể hiện sự thay đổi lập trường một cách mạnh mẽ, phát đi tín hiệu tích cực cho nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều qua đến sáng sớm nay (24/4), khu vực vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 60mm: Bảo Lạc (Cao Bằng) 63.8mm, Đăk Song 3 (Gia Lai) 102.6mmm, Tân Tiến (Bình Phước) 112mm, ….

Lợi dụng nhu cầu đặt buồng, phòng khách sạn, đặt tour du lịch của người dân tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều đối tượng đã lập trang fanpage, website giả mạo các trang chính thức của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, Công ty lữ hành để lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách du lịch. Vì nhẹ dạ cả tin và thiếu cẩn trọng nên đã có không ít người sập bẫy lừa của các đối tượng với thủ đoạn này.

TP Huế là một trong 10 địa phương của cả nước có đường biên giới tiếp giáp với Lào tại huyện Sa Mouay (tỉnh Salavan) và huyện Kaleum (Sekong), với chiều dài đường biên giới khoảng 80km. Nơi đây có cửa khẩu A Đớt - Tavang, Hồng Vân - Kutai và nhiều đường mòn, lối mở thông thương với các bản đối biên của Lào.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Một hội thảo nhằm ghi nhận những ý kiến, đóng góp từ các chuyên gia, nhà quản lý đối với Đề án phát triển điền kinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/4. Khá nhiều kỳ vọng về việc sẽ làm rõ hướng đi của điền kinh Việt Nam từ hội thảo này.

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.