Xây kè cửa sông Phú Lộc để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

11:10 14/12/2014
Nguyên nhân chính khiến nước sông Phú Lộc chảy ra vịnh Đà Nẵng đen ngòm và bốc mùi hôi thối là do hiện tượng bồi lắng cát ở cửa sông, làm giảm khả năng thau rửa và tù đọng gây ngậm mùi, sinh nhiều tảo, bốc mùi hôi…

Mặc dù tiêu tốn nhiều kinh phí triển khai xây dựng các hạng mục công trình cải tạo môi trường sông Phú Lộc nhưng trong 3 năm qua, cử tri và người dân phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê nói riêng và TP Đà Nẵng nói chung, rất bức xúc vì nước sông Phú Lộc vẫn đen và bốc mùi hôi thối ở khu vực cửa sông, nơi tiếp giáp với vịnh Đà Nẵng ở đường Nguyễn Tất Thành.

Ông Nguyễn Phước Thành (ở tổ 100, phường Thanh Khê Tây) bức xúc: “Do cát biển bồi lấp cửa sông, dòng chảy không thoát được ra biển đã làm nước sông bị ứ đọng, ngậm mùi gây hôi thối, đặc biệt là vào mùa hè, gió biển thổi mùi hôi thối vào nhà dân rất khó chịu”.

Còn bà Nguyễn Thị Diệu (ở tổ 101, phường Thanh Khê Tây) thì cho rằng: “Tình trạng bồi lắng cát ở cửa sông làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân từ tổ 97 đến 101, phường Thanh Khê Tây, nhất là các hộ có thuyền thúng nhỏ ra vào cửa sông khó khăn. Bà con đang kiến nghị thành phố và các cơ quan hữu quan khơi thông dòng chảy ở cửa sông”.

Điều đáng nói là theo phản ánh của người dân ở lân cận cửa sông Phú Lộc, cách đây 3 năm, có đơn vị tiến hành nạo vét cát và bùn được một ít thì không hiểu sao bị dừng lại. Nhiều khối bê-tông phế thải từ việc đập đầu cọc thi công cầu Trần Thị Lý cũng được chở đến và xếp thành hàng dài 10m chắn một bên cửa sông từ năm 2011. Người dân nghe nói là sẽ thi công kè chắn sóng từ bãi đổ bê-tông phế thải này để bảo vệ cầu Phú Lộc và chắn hiện tượng cát bồi lắng ở cửa sông, nhưng đã 3 năm trôi qua vẫn chưa triển khai xây dựng. Vào mùa mưa, sóng biển mạnh khiến nhiều thuyền, thúng của ngư dân ra vào cửa sông dễ bị tấp vào bãi bê-tông này…
Cửa sông Phú Lộc bị cát bồi lấp, gây ô nhiễm môi trường.

Theo UBND quận Thanh Khê, trước đây, đoạn cuối sông Phú Lộc chảy song song với bờ biển và cửa sông ở vị trí cách cửa sông và cầu Phú Lộc hiện nay khoảng 600m. Do việc thi công tuyến đường Nguyễn Tất Thành và khai thác quỹ đất đã bẻ quặt dòng chảy của sông, mở cửa sông mới ở vị trí hiện nay. Vì thế, việc thi công kè chắn trước cửa sông không chỉ chắn sóng, bảo vệ cầu Phú Lộc, còn đưa dòng chảy của sông Phú Lộc ra biển trở lại với quy luật dòng chảy như trước đây nhằm giảm bồi lắng cát ở cửa sông. Đây là công trình hết sức cần thiết và cần triển khai xây dựng sớm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trao đổi với chứng tôi, Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, công trình chống bồi lắng cát tại cửa sông Phú Lộc được Chính phủ, Ngân hàng Thế giới (WB) và UBND TP Đà Nẵng đồng ý đưa vào dự án phát triển bền vững TP Đà Nẵng do WB tài trợ vốn. Hiện Ban quản lý đang mời thầu cho công trình và dự kiến đến cuối tháng 12/2014 sẽ chọn thầu, trình thành phố phê duyệt và cho phép triển khai thi công vào đầu năm 2015.

Hải Thư

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文