Xử lý dứt điểm các vấn đề tại HĐQG chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 21/9, sau phiên họp ngày 6/9 tại trụ sở Chính phủ về một số tồn tại của Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã có kết luận như sau:
1. Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và thu chi tài chính, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra và có kết luận tại Văn bản số 13/BC-BTC ngày 13/3 năm nay. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt
Bộ Công an khẩn trương có kết luận điều tra về hành vi tham ô và làm thất thoát 1.540.045.225 đồng, vụ mất trộm 50.000.000 đồng tiền công quỹ xảy ra tại Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10.
2. Về công tác tổ chức và lề lối làm việc: Thời gian qua, trong Hội đồng và Văn phòng Hội đồng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp; Chủ tịch Hội đồng thực hiện công tác quản lý có những mặt chưa tốt, nhiều lúc chưa theo đúng quy chế, quy định, dẫn đến những khuyết điểm trong quản lý tài chính, nội bộ Ban Thường trực Hội đồng không thống nhất, nhiều ý kiến kiến nghị, khiếu nại của cán bộ nhân viên không được Chủ tịch Hội đồng và Ban Thường trực Hội đồng xem xét, giải quyết kịp thời. Chủ tịch Hội đồng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, thực hiện đúng quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Hội đồng để xem xét, xử lý dứt điểm các vấn đề nêu trên.
3. Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Ban Thường trực Hội đồng trong tháng 9 để chỉ đạo xử lý dứt điểm những vấn đề tài chính và những vấn đề nội bộ có đơn thư khiếu tố và chuẩn bị nội dung báo cáo tại cuộc họp toàn thể Hội đồng để kết thúc hoạt động của Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng triệu tập cuộc họp toàn thể Hội đồng để tổng kết đánh giá hoạt động của Hội đồng, rút ra những kinh nghiệm cần thiết và lấy ý kiến về phương án tổ chức lại công tác biên soạn xuất bản Từ điển Bách khoa và Bách khoa thư; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10 năm nay