Xử lý nghiêm các hành vi chống người thi hành công vụ

08:03 17/10/2016
Chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội xảy ra 3 vụ việc chống người thi hành công vụ gây bức xúc trong dư luận, khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” khi các clip được chính người dân quay lại và lan truyền trên Internet.

Việc thực thi pháp luật đang bị một số đối tượng cản trở, và người thực thi pháp luật thì bị hành hung, gây thương tích…

Người dân ngõ 1002 đường Láng, Hà Nội vẫn còn nhớ rõ hình ảnh một đối tượng lạ mặt, có biểu hiện “ngáo đá”, khoả thân, la hét, đập phá ầm ĩ và xông vào nhà dân sáng 16-9. Họ hết sức hoảng sợ, hoặc đóng kín cửa trốn trong nhà hoặc bỏ đi nơi khác. Chỉ khi các cán bộ Đội Điều tra Tổng hợp Công an quận Đống Đa phối hợp với Công an phường Láng Thượng có mặt hiện trường thì người dân trong khu vực mới yên tâm phần nào.

Đối tượng sau đó được xác định là Trịnh Quang Tùng (28 tuổi), trú Đồ Sơn, Hải Phòng đến nhà bạn chơi, sử dụng ma tuý đá nên bị “ngáo”. Người xăm trổ, mặc quần đùi màu đen rách lỗ chỗ, Tùng hò hét, khua khoắng, hành động mất kiểm soát. Tổ công tác yêu cầu Tùng về Công an phường làm việc nhưng đối tượng không chấp hành mà chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng.

Hình ảnh đối tượng Nguyễn Chí Cường hành hung CSGT được người dân ghi lại.

Đặc biệt, khi các cán bộ Công an tiến hành khống chế thì nam thanh niên chống trả quyết liệt, cắn vào tay Cảnh sát khu vực Hoàng Đình Hải và vung tay làm xước mặt Đại uý Nguyễn Ngọc Toàn, Phó Trưởng Công an phường Láng Thượng. Khi tổ công tác khống chế đối tượng về trụ sở Công an phường thì hắn còn liên tục chống đối, giật tung khoá số 8 nên các cán bộ Công an phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác…

Vụ việc đối tượng nhiễm HIV trong quá trình tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, hành hung CSGT khi bị dừng xe kiểm tra đã khiến nhiều người đi đường bất bình. Vào khoảng 6h15 ngày 19-9, Nguyễn Chí Cường (36 tuổi), trú quận Tây Hồ, Hà Nội điều khiển xe máy Yamaha Exciter BKS 49K1-219.81 không đội mũ bảo hiểm theo hướng từ cầu vượt Cầu Giấy xuống đường Láng.

Đến trước số nhà 1180 đường Láng, Cường phát hiện Trung uý Nguyễn Quang Thảo, cán bộ Đội CSGT số 3 – Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội đi cùng chiều phía sau. Cường đã tăng ga bỏ chạy, lạng lách tạt đầu xe máy đồng chí Thảo. Thấy hành vi đó có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, Trung uý Nguyễn Quang Thảo đã phóng xe máy đuổi theo, vượt lên ra hiệu lệnh yêu cầu Cường dừng xe để kiểm tra hành chính.

Không chấp hành yêu cầu của cán bộ CSGT, Cường túm cổ áo và đánh tới tấp vào mặt, vào cổ đồng chí Thảo gây thương tích. Đồng chí Thảo đã khống chế Cường, sau đó báo cáo về Đội CSGT số 3 cử lực lượng phối hợp đưa đối tượng về Công an phường Láng Thượng để làm rõ. Cường bị nhiễm HIV, từng có 4 tiền án, 3 tiền sự…

Gần đây nhất, khoảng 6h45 ngày 13-10, Nguyễn Thanh Tùng (25 tuổi), trú quận Hoàng Mai, Hà Nội điều khiển xe máy Wave RSX BKS 29S1-312.92, không đội mũ bảo hiểm, đã chống lại người thi hành công vụ khiến đồng chí Phạm Văn Tùng-CSGT gãy 2 răng cửa…

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thiếu tá Phan Anh Tú, Đội trưởng Đội Điều tra Tổng hợp Công an quận Đống Đa cho biết, tại trụ sở cơ quan điều tra (CQĐT), các đối tượng Trịnh Quang Tùng, Nguyễn Chí Cường, Nguyễn Thanh Tùng đều thừa nhận hành vi của mình, và cho rằng nguyên nhân là do thiếu kiềm chế khi bị lực lượng Công an làm nhiệm vụ xử lý vi phạm. Tuy nhiên, điều đó không thể biện minh cho hành vi phạm tội của các đối tượng, bởi đó là biểu hiện của sự coi thường pháp luật. Nhìn rộng ra, hiện nhiều địa phương trên cả nước cũng xuất hiện hiện tượng này.

Như vụ việc Thượng uý Lê Tuấn Trung, Đội CSGT huyện Chợ Gạo, Tiền Giang bị Nguyễn Trọng Nghĩa và nhóm bạn hành hung, đạp đổ xe khi anh yêu cầu đối tượng xuất trình giấy tờ kiểm tra do không đội mũ bảo hiểm (ngày 21-7); Thiếu úy Phan Quốc Thanh, Đội CSGT Công an TP Long Xuyên, An Giang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bị 2 đối tượng say rượu, tông xe vào người gây thương tích (ngày 13-10)...

Lý giải nguyên nhân hành vi chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng thời gian gần đây, Thiếu tá Phan Anh Tú cho rằng nhận thức pháp luật của một số bộ phận người dân còn hạn chế; đa số đối tượng khi về trụ sở CQĐT được cán bộ phân tích, giải thích mới vỡ lẽ như thế nào là vi phạm. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc trong quá trình tham gia giao thông các đối tượng sử dụng rượu bia, chất kích thích nên không chấp hành tín hiệu của CSGT, dẫn đến việc chống đối…

“Đối với các vụ việc có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, Ban Giám đốc Công an TP. Hà Nội luôn chỉ đạo các lực lượng điều tra, xử lý thật nghiêm. Bởi vì đối với lực lượng bảo vệ pháp luật mà các đối tượng còn chống đối, hành hung, gây thương tích thì đối với các lực lượng khác, đặc biệt người dân bình thường các đối tượng cũng sẽ không loại trừ”, Thiếu tá Phan Anh Tú khẳng định.

Cũng theo Thiếu tá Phan Anh Tú, đối với những vụ việc cán bộ Công an bị hành hung gây thương tích, CQĐT sẽ làm rõ và xử lý thêm hành vi cố ý gây thương tích theo yêu cầu của bị hại. 

“Tuy nhiên đa số cán bộ lại “nhận thiệt” về mình, nghĩa là khi đối tượng đã nhận thức rõ hành vi vi phạm (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người thi hành công vụ) thì cán bộ thường có đơn đề nghị không xử lý hình sự với đối tượng, nhằm tạo điều kiện để người vi phạm có cơ hội sửa chữa, làm lại… Thiết nghĩ, chế tài xử lý đối với hành vi này cần nghiêm khắc hơn”, Thiếu tá Phan Anh Tú.

Điều 257, Bộ luật Hình sự năm 1999:
Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.  

Quỳnh Vinh

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra các kế hoạch mới để khai thác Trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ an ninh quốc gia, trong bối cảnh cuộc đua toàn cầu nhằm đổi mới công nghệ này đang diễn ra nhanh chóng.

Sẽ chẳng có cuộc xung đột vũ trang nào có thể sớm kết thúc. Mà ngược lại, ngày càng nhiều thùng thuốc súng sẵn sàng bùng lên, thành những cuộc đối đầu trực diện giữa các trung tâm quyền lực hàng đầu. Bởi vậy, mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu vẫn sẽ còn rung lên những hồi chuông cảnh báo.

Tại Nha Trang, Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ 14 được tổ chức với nhiều hạng mục, tiết mục hấp dẫn mà một trong số đó là hạng mục thi “MC phát thanh truyền hình” dành cho các Phòng Công tác chính trị của Công an các địa phương. Với 70 thí sinh dự thi, đây được xem là hạng mục sôi nổi nhất và thu hút nhất Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần này.

Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân đang diễn ra công khai với các dữ liệu thô và dữ liệu đã qua xử lý trên không gian mạng đã khiến nhiều người bị đánh cắp thông tin trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ và nhiều bị hại còn trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng.

Nếu bạn am hiểu về hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao tại Việt Nam, bạn có thể nắm rõ quy mô, tầm ảnh hưởng, ý nghĩa quan trọng của một giải đấu với các đơn vị tham gia tranh tài chỉ bằng cách nghe tên gọi chính thức của nó.

Hỏi: Tôi được biết, một trong những nguyên tắc trong xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) là lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trung tâm. Xin hỏi, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đề xuất các quyền và nghĩa vụ nào đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân? (Minh Quân, TP Hạ Long)

Tối 24/10, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã phối hợp với VKSND cùng cấp khám xét nhà riêng của ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, tại phường 2, TP Bảo Lộc, để phục vụ công tác điều tra.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương có gần 30 xã, thị trấn với hơn 1.400 hộ dân sống trong vùng bị sạt lở và nguy cơ xảy ra sạt lở cao, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi. Do khó khăn về nguồn kinh phí, đến nay địa phương vẫn chưa thể di dời, tái định cư (TĐC) được cho những hộ dân này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch trực tuyến phức tạp hơn. Thống kê cho thấy, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều xảy ra các vi phạm trên môi trường online. Do vậy, từ nay đến cuối năm, TMĐT tiếp tục là lĩnh vực mà lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文