Xuất ngoại dạy chữ cho trẻ em Việt

11:50 08/03/2011
Gần 5 năm gieo chữ cho trẻ em Việt trên đất nước Campuchia, ở vùng đất đầy nắng gió và lắm nhọc nhằn, nước da trắng trẻo của cô thôn nữ miền Tây nay sạm đen nhưng tấm lòng mà cô giáo Việt Ái dành cho các học trò thì vẫn nguyên vẹn. Một lớp học của cả cô lẫn trò đều nghèo nhưng giàu ý chí và ân tình.

Năm nay 27 tuổi, tên đầy đủ của cô giáo nặng lòng với trẻ em Việt sinh sống trên nước bạn Campuchia là Võ Thị Việt Ái. Giữa lớp học trống trước hụt sau với hơn 30 học trò mà nhiều em đến lớp với cái bụng đói, với đôi chân trần lấm lem…

Ái rơm rớm nói về cơ duyên đưa mình sang gieo chữ ở đất nước chùa Tháp: "Tiếng là cô giáo chứ em chẳng có chuyên môn, bằng cấp sư phạm gì. Năm 2003, thi đậu Đại học Bách Khoa nhưng vì gia cảnh khó khăn nên em làm bảo lưu kết quả để có thời gian đi làm thêm đặng tích lũy phục vụ cho việc học sau này. Trước khi lao vào cuộc sống, em rời quê nhà ở An Giang sang thăm mẹ đang sinh sống ở khu vực chợ Chbar Ampeou thuộc quận ngoại thành Miêng-Chay. Đây là nơi tập trung cộng đồng người Việt đông nhất Phnôm Pênh với khoảng 1.000 hộ gia đình. Phần lớn bà con sống bằng nghề lao động phổ thông, thu nhập thấp, con đông, lo chạy ăn từng bữa nên không chú trọng và không có điều kiện cho con học chữ". 

Nói về mình thì Ái kiệm lời nhưng khi đề cập đến chuyện học chữ của hàng trăm em nhỏ được cô lặng lẽ dạy chữ trong những năm qua thì Ái say sưa. Cô giáo trẻ giàu ân tình với trẻ em nghèo hiếu học nhớ lại những ngày đầu đứng trên bục giảng nơi đất lạ: "Trước khi em đến đây thì khu vực này có lớp học của vợ chồng thầy Tuấn - cô Hường quê ở Quảng Nam vì kế sinh nhai sang đây sinh sống. Tình cờ gặp em đi khảo sát tình hình mù chữ của bà con, thầy Tuấn - cô Hường mời em về phụ vợ chồng thầy đứng lớp. Qua trò chuyện với thầy cô, em mới biết ý định mở lớp dạy chữ cho thanh niên không khả thi, riêng việc dạy chữ cho bọn trẻ thì rất cần thiết. Thời gian đầu, em cùng cô Hường thay phiên nhau đứng lớp, sau đó thì em thường trực do cô Hường bận nhiều việc".

Cô giáo Việt  Ái (bìa trái) cùng một số học sinh cơ hàn của mình.

Ái tâm tình lúc đầu cô chỉ nghĩ dạy vài tháng, nhưng rồi tình cảm quyến luyến cô trò đã "trói" chân cô giáo trẻ. Học trò em nào cũng có tình cảnh đáng thương. Các em hầu như không có tuổi thơ. Nhiều em mới 12-13 tuổi đầu nhưng đã là lao động chính của gia đình.

Cuộc trò chuyện với cô giáo Ái gián đoạn khi lớp học vào giờ. Nhìn lớp học trống trước hụt sau, bàn ghế được các phụ huynh tận dụng từ gỗ vụn, bàn dạy học của cô giáo chỉ là chiếc bàn nhựa, ghế nhựa xiêu vẹo thấp lè tè sao mà thương quá đỗi.

Chị Cao Thị Sắc, có 2 con một trai, một gái đang theo học tại đây, lúc ghé thăm lớp học, cho biết lớp được duy trì ngày 2 bữa sáng chiều, một tuần chỉ nghỉ ngày chủ nhật, học sinh đến học chữ không phải tốn tiền. Để duy trì lớp học, cô giáo Ái tranh thủ lúc bãi lớp khi đi lột tỏi thuê, lúc đi làm massage để kiếm tiền trang trải cuộc sống và giúp đỡ tập sách, quần áo cho những em thơ hiếu học. "Thương cô giáo hết lòng với bọn trẻ, các phụ huynh và những Mạnh Thường Quân kẻ ít người nhiều góp lại gửi phụ cô mỗi tháng khoảng 200.000 rieal, tương đương 800.000VNĐ".

Chị Sắc nhấn mạnh: "Số tiền ấy nếu qui ra đôla khoảng 40 USD. Đây chỉ là đóng góp nhỏ nhoi của bà con để thể hiện tình cảm, sẻ chia với cô Ái. Chứ riêng tiền thuê nhà để tạm ở của cô giáo mỗi tháng cũng trên 50 USD rồi".

Học sinh của cô giáo Ái gồm nhiều độ tuổi. Có em mới lên 7 nhưng cũng có em xấp xỉ 20. Anh Nguyễn Văn Hồ, có con gái tên Nương, 17 tuổi đang học đánh vần, bộc bạch: "Ở đây cô Ái dạy từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu dạy cho sắp nhỏ biết đọc thông viết thạo, biết làm phép tính toán để mai này vào đời không bị thua thiệt với người ta".  

Gần 5 năm gieo chữ cho trẻ em Việt trên đất nước Campuchia, ở vùng đất đầy nắng gió và lắm nhọc nhằn, nước da trắng trẻo của cô thôn nữ miền Tây nay sạm đen nhưng tấm lòng mà Ái dành cho các học trò thì vẫn nguyên vẹn.  

Một ngày nào đó nếu có dịp đến tham quan Thủ đô Phnôm Pênh, bạn hãy dành chút thời gian đến chợ Chbar Ampeou thăm lớp học cơ hàn của cô giáo Ái. Lớp học nghèo lắm, cả cô giáo và học sinh đều nghèo nhưng giàu ý chí, giàu ân tình. Hãy ghé thăm để cảm nhận được cái tình cái nghĩa mà người Việt mình dành cho nhau. Và biết đâu khi ấy, từ trong tâm khảm sẽ thôi thúc bạn làm gì đó để sẻ chia với những khó khăn, nhọc nhằn cho lớp học Việt bên dòng Ba-sắc!

N.Thành Dũng

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文