Xúc động ngày hạnh ngộ sau 60 năm tập kết

09:34 06/03/2014
Trưa 4/3, trong căn nhà nhỏ đầu xóm của ông Lê Nghiêm ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn (Bình Định) chật kín người. Niềm vui như vỡ òa trong không khí họ hàng xôm tụ của người đã khuất và còn sống sau gần 60 năm xa cách…

Thông tin chiếc xe du lịch 24 chỗ ngồi với dòng chữ “kết nối cội nguồn” đang trên đường lăn bánh chở con cháu ông Lê Mẫn hướng về cội nguồn, đoàn tụ với gia đình đã làm nức lòng nhiều thành viên trong gia đình. Càng về trưa, xe về đến tỉnh Bình Định, những cuộc gọi hỏi thăm nhiều dần khiến nhiều thành viên trong gia đình nhấp nhỏm không yên. Có mặt tại nhà ông Lê Nghiêm từ rất sớm, nhiều thành viên trong gia đình cụ Phiên cho biết, đêm qua cả gia đình không ngủ được, cứ nằm trằn trọc và trông mong mấy đứa về.

Ngồi trên chuyến xe đong đầy cảm xúc ngày trở về cội nguồn, ông Lê Văn Tiệp, con trai thứ năm của ông Mẫn, bộc bạch: “Trước đây, tôi cũng đã từng 2 lần theo thông tin ít ỏi mà người cha trước lúc lâm chung nhắn nhủ về quê hương, gấm vóc ở vùng Đập Đá, An Nhơn nhưng tìm mãi không có kết quả. Để có mặt trên chuyến xe về quê hương cha lần này, nhờ có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp du lịch đã kết nối. Tâm trạng của anh chị em tôi giờ rất nôn nao và hồi hộp, muốn biết nơi cha mình đã lớn lên, muốn thắp cho tổ tiên một nén nhang…”.

Sự trăn trở, nôn nao ấy bắt nguồn từ tâm nguyện của người cha đã khuất cách đây gần 25 năm (năm 1990). Ông Lê Mẫn (SN 1935) ra Bắc tập kết vào năm 1954, lập gia đình và sống tại Nguyên Xá, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Sau đó, gia đình chuyển lên vùng kinh tế mới thuộc xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sinh sống và sản xuất. Trước khi mất, lời trăng trối về quê cha đất tổ của người thương binh 4/4 này khiến 8 người con day dứt. Ngày nhận được thông tin tìm được quê cha, anh em đã bố trí thời gian, sắp xếp công việc lên đường…

Cuộc đoàn tụ gia đình chan chứa nụ cười, nước mắt.

Đúng 12 giờ trưa! Chiếc xe chở người thân ông Mẫn từ Thái Bình và Yên Bái đã về đến cổng làng Thanh Danh, xã Nhơn Phong (thị xã An Nhơn). Tay bắt mặt mừng! Cả gia đình 2 bên chào đón nhau bằng những cái bắt tay, khoác vai đầy cảm xúc vào nhà. Sau khi thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, những người chưa biết mặt lần nào đã có dịp ngồi chung nhau trong bàn. Tiếng khóc được nén chặt bật lên nức nở. Dù khác nhau về giọng nói nhưng các bên vẫn nhận ra nhau qua những đường nét giống nhau qua từng khuôn mặt. Ngồi cạnh đó, một bà cụ đã bước sang tuổi thất thập ngồi ngắm nhìn từng khuôn mặt vừa lạ, vừa quen đang sụt sùi, nức nở trước mặt. Bà là Hà Thị Phiên (81 tuổi, ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn), vợ cả ông Lê Mẫn.

Vừa động viên, an ủi các cháu, bà Phiên sụt sùi nhớ lại: Tui với ổng (ông Mẫn) lấy nhau lúc 17 tuổi, nhưng chỉ chung sống với nhau được 1 tháng rồi ổng bảo ra miền Bắc tập kết ít năm rồi về. Trước lúc đi, ổng còn nói với tui về nhà gói ít cây bánh tét, vài gói bánh chưng cho ổng mang lên tàu ăn kèm. Thương chồng, tui vội quay về quê gói ghém bánh mang xuống Quy Nhơn thì hay tin ổng đã lên tàu. Rồi sau đó ổng đi biền biệt…”.

Như phẩm chất người phụ nữ Việt Nam vốn chung thủy với chồng con nên sau cuộc chia tay không một lời từ biệt với ông Mẫn, bà Phiên vẫn ngày đêm mong mỏi ngày chồng hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trở lại quê hương. Chừng ấy năm chưa có thông tin về ông Mẫn, bà ở nhà vẫn cần mẫn làm lụng, lo lắng, chăm nom cho gia đình. Một năm, hai năm, ba năm… lại bốn năm thông tin về chồng dường như vẫn còn chưa ai hay biết. Lúc này, mọi người trong gia đình nghĩ đến chuyện xấu nhất là có thể ông Mẫn đã hy sinh ở chiến trường. Đến năm thứ 8, nghe tin ổng lập gia đình, bà Phiên như bủn rủn tay chân, tinh thần suy sụp. Đợi chờ trong vô vọng, rồi bà cũng tìm được người bạn đời gắn bó trọn đời bên nhau. Đến nay, bà bước sang tuổi 81 và đã có 4 người con. Dù cuộc sống gia đình hôm nay đã vẹn toàn nhưng ký ức về người chồng năm xưa vẫn luôn được bà trông mong.

Bà Hà Thị Phiên (bên trái) vui mừng gặp lại người thân trong ngày gia đình đoàn tụ.

Chia sẻ với cảm xúc của mình khi biết tin con cái ông Mẫn ở ngoài Bắc trở về sum tụ cùng gia đình, cảm giác giận rồi thương cứ dâng tràn trong người bà Phiên gần tuần nay. “Tui cũng giận ổng lắm! Ổng bảo tui ra Bắc tập kết, đánh giặc rồi về… Ai dè! Giờ ổng mất mình có giận cũng thấy thương cho ổng… Chắc vì lý do gì đó ổng không về được. Giờ đây, con cháu ổng còn biết tìm về cội nguồn, thêm chị thêm em!”, bà Phiên tiếp chuyện.

Trong không gian ngọt ngào tràn đầy cảm xúc, người con rể ông Lê Mẫn - anh Nông Văn Dòng đi khắp nhà, dùng chiếc điện thoại ghi lại từng khoảnh khắc từ bức ảnh đến người thân và vật dụng trong nhà. Anh Dòng bảo với tôi rằng, chụp hình để mai mốt mang về quê cho con cháu xem để biết tổ tiên của mình như thế nào. Chứng kiến những phút giây hạnh phúc của gia đình ông Mẫn, tôi càng thấu hiểu hơn nỗi niềm đong đầy tình thân gia đình hòa lẫn trong niềm vui nhớ về cội nguồn tổ tiên

Hoàng Nguyên

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文