Xung quanh việc đặt tên đường 2 giáo sĩ có công với chữ quốc ngữ

06:40 01/12/2019
Những ngày qua, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc Đà Nẵng nên hay không nên đặt tên đường 2 giáo sĩ (linh mục) có công với chữ quốc ngữ là Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes…


Mở đầu cho sự tranh luận, là bản kiến nghị của 12 học giả đang làm việc tại Huế và TP Hồ Chí Minh, do PGS.TS Lê Cung (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế) đứng đầu.

Các học giả này nhìn nhận, 2 giáo sĩ, cụ thể là Linh mục Alexandre De Rhodes không phải là người tạo nên bộ chữ cái ghi âm đọc tiếng Việt bằng từ latin, mà còn có nhiều người khác. Trong khi đó, bản chất việc xây dựng bộ chữ, là mở đường cho việc xâm lăng của người Pháp và châu Âu vào vùng đất phương Đông. Các giáo sĩ, chính là những “điệp viên” do thám thông tin, kiêm truyền đạo.

Các học giả này cho rằng, bởi che giấu phía sau hành vi do thám nên các giáo sĩ đã liên tục bị các chính quyền phong kiến trục xuất, cấm hoạt động. Việc làm của họ như vậy là có tội với dân tộc Việt Nam, theo đó họ không xứng đáng được chọn để đặt tên đường.

Ông Lê Cung cho rằng, có tài liệu cho thấy giáo sĩ Alexandre De Rhodes vì mục tiêu truyền đạo đã có động thái thúc đẩy châu Âu can dự vào thể chế các nước phương Đông và Việt Nam. Các giáo sĩ do thám như Alexandre De Rhodes đã góp phần đưa đến quyết định tấn công xâm lược của liên minh phương Tây đến Việt Nam năm 1858.

Trong khi đó, đã có rất nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng xã hội, kể cả nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu lại phản bác các ý kiến trên và cho rằng, không nên gán ghép công tội các giáo sĩ. Những giáo sĩ đã có mặt truyền đạo trước khi Pháp xâm lược Việt Nam đến hơn 200 năm thì không có cơ sở nào để tin họ liên quan các hành động thôn tính.

Hơn nữa, do các giáo sĩ cần giao tiếp với người dân, họ đã bỏ công nghiên cứu ngôn ngữ và có được những cuốn từ điển phục vụ việc truyền giáo. Bỏ qua những vấn đề liên quan đến Giáo hội mà các giáo sĩ phải phục vụ với niềm tin tôn giáo, họ đã góp phần tạo ra chữ viết tiếng Việt.

Sáng kiến này cực kỳ có lợi với người Việt, bởi giúp “ghi âm” lời nói trong giao tiếp bình thường, ai cũng đọc được. So với hệ thống chữ Nôm dựa trên nền tảng Hán văn, chữ viết mới tiện dụng hơn nhiều. Cho nên, nhiều bậc trí thức Việt Nam thời đó, như Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký… đã ra sức cổ súy lan tỏa chữ viết tiếng Việt.

Cuối cùng, triều đình Huế cũng phải ra sắc dụ, công nhận chữ mới là chữ quốc ngữ để thay thế cho chữ Hán. Nhờ đó, cho đến nay, người Việt dễ học chữ Việt, sử dụng chữ quốc ngữ vào mọi lĩnh vực thông tin đời sống, gồm cả những phản ảnh trừu tượng, tâm lý…

Tựu trung, tất cả ý kiến đều khẳng định, những giáo sĩ Tây phương, cụ thể là 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes, đã làm tốt công việc của họ trong nỗ lực truyền bá Kitô giáo, một hoạt động thuần nghĩa tinh thần. Nhưng người Việt cũng đã khéo vận dụng một kết quả nghiên cứu ngôn ngữ có mục đích của ngoại bang, thành bước cải tiến ngôn ngữ quan trọng của dân tộc.

Theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao (VH-TT) TP Đà Nẵng, không thể lập luận, 2 giáo sĩ là có tội, vì họ chỉ làm đúng phận sự, nỗ lực tìm cách truyền giáo và qua đó, cùng nhiều người khác tạo nên bảng chữ cái ghi âm đọc latin cho người Việt.

2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công rất lớn trong quá trình tạo ra chữ quốc ngữ, góp phần giúp văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ; song trước những ý kiến trái chiều thì không thể đưa ra kỳ họp HĐND. Quyền đặt tên đường do HĐND TP Đà Nẵng quyết định…

Ngược lại, có nhiều ý kiến phản đối việc Sở VH-TT Đà Nẵng, vì những kiến nghị không đồng tình mà dừng đưa tên 2 giáo sĩ vào danh sách đặt tên đường là vô lý. Chính quyền TP Đà Nẵng cần nêu tên các giáo sĩ tại phiên họp sắp tới, để các đại biểu HĐND biểu quyết đặt tên đường, chứ không thể chỉ dựa vào lý do “vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều” để dừng lại...

Bên cạnh những tranh luận, mới đây, PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị Đại học Khoa học Huế, người có tên trong bản kiến nghị đã lên tiếng xác nhận, ông không tham gia vụ việc, vì “sử học không thuộc chuyên môn của tôi, nếu có ai hỏi thì tôi không đủ lý lẽ để trả lời”. Ông Dũng đã từ chối ông Lê Cung về việc kiến nghị, nhưng sau đó tên ông vẫn được điền vào. Điều này theo ông Dũng là cần được đính chính.

Duy Hạ

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文