Ý tưởng chuyển không khí lạnh trên núi cao về làm mát TP

13:05 15/07/2009
Ấp ủ ý tưởng từ rất lâu trước đó nhưng ngày 26/5/2002, nhân một dịp gặp gỡ với Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) và GS. TS Lê Văn Viện, ông Mai Trọng Tuấn, một người dân ở TP HCM đã trình bày sáng kiến khoa học của mình: Lấy không khí lạnh từ trên đỉnh núi cao về làm mát thành phố và đồng bằng.

Ý tưởng có vẻ… trên trời này của ông Tuấn (ông cũng chính là người đề xuất mở đường bay "vàng" trên tuyến Hà Nội - TP HCM dọc theo kinh tuyến 106 độ Đông) lập tức được cả nguyên Phó Chủ tịch HĐBT và GS. TS Lê Văn Viện hết sức ủng hộ. Thậm chí, một ngày sau đó, khi biết về ý tưởng này, TS - Viện sỹ thông tấn Đặng Hữu, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương đã viết thư đề nghị cho đăng ý tưởng này trên Báo Nhân dân để các nhà khoa học công nghệ xem xét, tính toán, "Nếu có lợi về kinh tế thì nên khuyến khích đầu tư nghiên cứu, áp dụng…" và ngay ngày 30/5/2002, Cục Bản quyền tác giả đã cấp chứng nhận bản quyền tác giả cho tác phẩm "Không cần dùng máy điều hòa nhiệt độ không khí mà vẫn điều hòa được không khí cho mọi nơi, mọi nhà với giá rất rẻ".

Đặt vấn đề về ý tưởng của mình, ông Tuấn đã so sánh: Vào ngày nắng nóng của mùa hè, không khí ở tầng thấp sát mặt đất tại nhiều nơi luôn có nhiệt độ từ 32 độ C trở lên. Trong khi đó, tại các khu vực núi cao như Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Ngọc Lĩnh, Đà Lạt… không khí luôn mát mẻ quanh năm với nhiệt độ chỉ trên dưới 20 độ C.

Nhiều người dân thành phố phải thường xuyên dùng khẩu trang che mặt để chống nắng, nóng khi đi ngoài đường. Ảnh: Đ.T..

Từ lập luận này, ông Tuấn đã đưa ra giải pháp dùng đường ống dẫn luồng không khí từ trên các đỉnh núi này về làm mát cho cả khu vực đồng bằng và thành phố. Bởi "Lượng không khí mát khổng lồ chỉ nằm cách đỉnh đầu khoảng 1.500m thì bị lãng phí; trong lúc người dân cứ phải dùng máy lạnh một cách quá tốn kém để hạ nhiệt độ khối không khí nóng ở sát mặt đất xuống mức trên dưới 20 độ C rồi đưa vào trong nhà sử dụng", ông Tuấn khẳng định. 

Xét về hiệu quả kinh tế, theo ông Tuấn, chỉ cần tạm tính rằng trên cả nước có 1 triệu người dân có điều kiện sử dụng không khí lạnh do máy điều hòa; 4 người sử dụng chung 1 máy điều hòa nhiệt độ thì số tiền phải chi mua máy móc đã lên tới nhiều tỷ đồng.

Để được sử dụng không khí lạnh từ 250 ngàn máy điều hòa này trong vòng 10 giờ/ngày, chưa tính tiền bảo trì bảo dưỡng, thay thế, một năm người dân sẽ tiếp tục phải chi phí một khoản tiền xấp xỉ bằng tiền đầu tư mua máy để trả tiền điện… trong khi đó, nếu đầu tư hệ thống đường ống, quạt hút đẩy không khí lạnh từ các vùng núi cao về, giá thành đã rẻ hơn; số người được sống trong bầu không khí mát mẻ nhiều hơn lại góp phần thay đổi, làm sạch được bầu không khí vốn đã quá ô nhiễm, ngột ngạt tại những đô thị lớn.

Với quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực, lại được ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành và Trường Đại học Huế… cách đây vài năm, ông Tuấn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mời ra khảo sát, thực hiện thí điểm việc đưa không khí lạnh từ đỉnh núi Bạch Mã xuống TP Huế.

Lý do, vào mùa hè, nhiệt độ trên đỉnh Bạch Mã nằm ở độ cao trên dưới 1.500m so với mực nước biển này luôn thấp hơn dưới chân núi khoảng 10 độ. Sau đó, ông Tuấn đã đưa 2 kỹ sư từ TP Hồ Chí Minh ra Huế tiến hành khảo sát, tính toán để thực hiện dự án.

Kết quả tính toán đối với dự án thí điểm đưa không khí mát về cho 1 trường học, 1 bệnh viện ở TP Huế này ngay thời điểm đó đã đưa ra những con số hết sức ấn tượng: Chỉ cần đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho 2,6km ống PVC có đường kính từ 20 - 30cm; cứ cách 300 - 500m trên đường ống này sẽ cho lắp một quạt công nghiệp dùng để hút đẩy không khí có công suất 1.700m3/phút và đường dây điện dọc theo đường ống… là đủ lượng không khí mát điều hòa cho cả trường học và bệnh viện nói trên.

Nhưng ông Tuấn cho biết, sở dĩ đến thời điểm này dự án vẫn chưa thể thực hiện là do ông chưa tìm được nhà đầu tư. Và không nản chí, ông Tuấn đang dành dụm tiền để có thể triển khai thực hiện vào năm 2010.

Cũng theo ông Tuấn, từ dự án này, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Vĩnh Nghiệp khi còn sống cũng đã từng khuyến khích ông xây dựng một dự án chi tiết: Đề nghị với chính quyền thành phố xây dựng một vài tòa tháp cao hàng trăm tầng để vừa có chỗ cho người dân vui chơi; vừa lấy không khí ở tầng bình lưu trên cao, thổi xuống mặt đất làm mát cho cả thành phố.

Khi đó bầu không khí nắng nóng, ngột ngạt và ô nhiễm của một thành phố chật chội như TP HCM không chỉ được làm mát mà sẽ còn được làm sạch…

Cho đến thời điểm này, quy trình làm ra mưa nhân tạo đã được một số quốc gia thực hiện thành công thì việc làm mát, thay đổi không khí ở nước ta liệu có được đầu tư nghiên cứu, triển khai?

Đức Thắng

Các tỉnh thành miền Bắc thời tiết có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, sáng sớm và đêm nền nhiệt xuống mức 14-16 độ C, trưa chiều tăng lên mức 22-25 độ C, trời rét. Vùng núi cao có nơi xuống mức 10 độ C.

Chiều 28/11, với 452/452 (94,36%) đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, liên quan đến bài viết rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân ở thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn bị san phẳng trong quá trình thi công dự án logistics cạnh đó mà Báo CAND đã phản ánh, chính quyền địa phương đã buộc đơn vị san gạt bồi thường và thực hiện cải tạo phần đất để người dân tiếp tục trồng lại rừng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, diễn ra ngày 25/11/2024 vừa qua đã xem xét, cho ý kiến việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với quan điểm của Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, nơi thường trú: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và bị can Nguyễn Thị Hòa (SN 1978, nơi đăng ký thường trú: phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh và Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi ra đầu thú.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文