Yên Bái gồng mình chống chọi với mưa lũ

04:07 21/07/2017

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, liên tục trong những ngày qua, các tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện mưa trên diện rộng, kéo theo lũ về và gây nên tình trạng sạt lở đất. Hiện tại, lũ đã làm thiệt hại không nhỏ về người và tài sản ở tỉnh Yên Bái.


Những ngày này, cả hệ thống chính trị của tỉnh Yên Bái đang tập trung vào công tác khắc phục hậu quả sau lũ. Dọc Quốc lộ 37 nối thành phố Yên Bái đến các huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ hiện vẫn nham nhở đất, đá. Những quả đồi ven đường do lượng ngậm nước trong đất đã bão hòa nên kết cấu địa chất rất kém, nhất là dọc theo các triền sông suối nên khi nước rút nhanh, đất đá đã sạt lở, ụp xuống phía dưới.

Được biết, do ảnh hưởng của gió Đông Nam phát triển, sau đó hình thành xoáy thấp trên khu vực Bắc Bộ nên từ ngày 19 đến 21-7, ở Bắc Bộ có mưa dông diện rộng, vùng núi trung du phía Bắc mưa và mưa to kéo dài. Trong đó, ngày 19-7, mưa phổ biến từ 30-60mm. Ngày 20-7, lượng mưa từ 30-70mm, có nơi lớn hơn 80mm. Đến ngày 21-7, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi lớn hơn 60mm.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Phạm Quốc Hưng, Chi cục trưởng chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy viên Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, hiện tại, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái đã xuống mức 30m (mức báo động 1). 

Trước đó, theo báo cáo ngày 18-7, lũ trên nhiều sông suối của tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh, sau xuống chậm. Cụ thể là trên sông Thao tại Yên Bái đỉnh lũ đạt mức 32m15, trên báo động 3 là 0,15m. Đến ngày 19-7, mực nước trên sông Thao chảy qua địa phận Yên Bái là 30,85m, dưới mức báo động 2 là 0,15m.

Theo báo cáo nhanh của các huyện, thị xã, thành phố, thiệt hại của tỉnh Yên Bái trong đợt lũ hậu bão số 2 về người và tài sản là không nhỏ. Lũ đã cuốn trôi 3 người gồm: chị Hờ Thị Chi, 35 tuổi, ở thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn; anh Lò Văn Bờ, 39 tuổi, ở xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ và cháu Lù Thị Minh, ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. 

Mặc dù đã được chính quyền các cấp và thân nhân gia đình tổ chức tìm kiếm liên tục trong nhiều ngày ở lòng sông, suối kéo dài hàng trăm km nhưng tính đến thời điểm hiện tại, cả 3 người mất tích vẫn chưa được tìm thấy.

Đại diện Báo CAND (ngoài cùng bên phải) thăm hỏi, tặng quà thân nhân gia đình anh Lò Văn Bờ bị lũ cuốn mất tích.

Ngay khi nắm được tình hình, từ ngày 19-7 đến nay, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Biên tập, đoàn công tác của Báo CAND đã phối hợp với các cấp của Công an tỉnh Yên Bái, chính quyền và các đoàn thể địa phương về tận nơi để thăm hỏi, động viên và trao quà 2 trong số 3 gia đình có người bị lũ cuốn mất tích nêu trên. 

Riêng trường hợp cháu Lù Thị Minh ở huyện Mù Cang Chải, do tạm thời đường sá bị chia cắt, đoàn công tác của Báo CAND không thể vào tận nơi nên sẽ phối hợp với Công an huyện Mù Cang Chải chuyển lời thăm hỏi và gửi quà chia sẻ cùng gia đình cháu.

Cũng theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trong đợt lũ lần này, trong toàn tỉnh có 126 ngôi nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; có 4 điểm trường bị ảnh hưởng sạt lở. 

Bên cạnh đó, thiệt hại về nông nghiệp là 516,4 ha, trong đó có 302,1 ha lúa, 214,3 ha ngô, hoa màu và 105,7 ha diện tích ao nuôi thủy sản. Ngoài ra, về thủy lợi, tuyến đê Lan Đình ở huyện Trấn Yên bị sạt lở, hư hỏng; 1.543m kè bị sạt lở, hư hỏng trong đó có 663m ở huyện Văn Chấn; 880m ở thị xã Nghĩa Lộ; 3.731m kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng trong đó huyện Trấn Yên có 3.400m, Văn chấn 200m; Văn Yên 100m và Mù Cang Chải là 31m.

Tuyến đường vào thôn Khe Kẹn, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn bị sạt lở khiến các phương tiện không thể lưu thông.

Về giao thông, tổng khối lượng đất sạt lở ước tính là 3.960m3, trong đó huyện Trạm Tấu là 2.440m3, Văn Yên là 1.320m3 và Văn Chấn là khoảng 200m3. Có 2 cây cầu bị hư hỏng trong đó có một cầu sắt ở Trấn Yên và một cầu ở Văn Yên. 

Bên cạnh đó, một cầu tràn liên hợp ở thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ bị sập. Ngoài ra, tại Quốc lộ 32 ở Km 244 + 330 và Km 244 + 402 xuất hiện vết nứt dài 72m, lún sâu cách mép mặt đường 30cm. Cũng theo báo cáo, ước tính trong đợt lũ lần này, tổng thiệt hại của tỉnh Yên Bái khoảng hơn 40 tỷ đồng.

Trong tình hình đó, các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố chủ động phòng tránh, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện và tổ chức các đoàn công tác trực tiếp xuống các địa phương kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

Cụ thể, tỉnh Yên Bái đã huy động lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả gồm 677 người, trong đó chủ lực là Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ… Bên cạnh đó, lực lượng cứu nạn, cứu hộ cũng tổ chức di dời hàng trăm hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đặc biệt là ở các khu vực ven sông, suối có nguy cơ cao. 

Ngoài ra, ngành giao thông vận tại cũng huy động, bố trí người và phương tiện khắc phục sạt lở, nạo vét bùn, dùng xe chuyên dụng san gạt đất đá sạt lở, rửa đường và nhà của của người dân khu vực bị ngập úng.

Hiện tại, tình hình mưa lũ trên hệ thống sông, suối của tỉnh Yên Bái vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp do mưa vẫn chưa ngưng lại. Vì vậy, ngoài việc khắc phục những thiệt hại do đợt mưa lũ hậu cơn bão số 2, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Yên Bái cũng đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng tránh tình hình mưa lũ trong thời gian tiếp theo để giảm thiểu thiệt hại trong tình huống thiên tai bất ngờ.

Trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những ngày qua, do mưa với cường độ lớn, kéo dài nên đã gây sạt lở đất, ngập úng, làm một người bị thương do sạt lở đất vào nhà; năm nhà ở của người dân ở thị trấn Sa Pa và bản Cát Cát, xã San Sả Hồ bị hư hỏng; hai công trình thủy lợi ở xã Suối Thầu bị hư hại do lũ quét; một công trình cấp nước ở thị trấn Sa Pa bị vùi lấp, hư hỏng. Tại km101+920, tuyến quốc lộ 4D, nối thành phố Lào Cai đến Sa Pa bị sụt nền đường, dài khoảng 80 mét; bảy tuyến đường liên xã, thôn ở huyện Sa Pa bị sạt lở đất, làm ách tắc giao thông cục bộ; nhiều cột điện và tuyến đường dây truyền dẫn bị đứt, gãy và nhiều diện tích lúa, ngô của dân bị ngập úng, hư hỏng… 

Bên cạnh đó, cũng trong đợt này, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng xảy ra tình trạng mưa lớn, nước lũ trên nhiều hệ thống sông đồng loạt lên cao. Trên sông Thao, nước chảy xiết đã khiến một đoạn bờ sông dài khoảng 750m bị sạt lở, nhiều điểm nước ăn sâu vào đất liền từ 30-50m khiến 18 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng.

Cảnh Vũ

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文