Ẩn họa từ các thiết bị vô tuyến không dây ngoài luồng

09:04 25/12/2014
Việc nhập khẩu và sử dụng các thiết bị vô tuyến điện không có giấy phép nhập khẩu theo quy định, hay còn gọi là thiết bị “ngoài luồng” có khả năng gây can nhiễu và ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin liên lạc quan trọng trong nước như hệ thống dẫn đường hàng không, hàng hải, mạng 3G, đặc biệt là hệ thống bảo mật thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng… Tuy nhiên, công tác quản lí việc nhập khẩu mặt hàng này trên thực tế vẫn còn bất cập.

Theo ông Nguyễn Liêm Châu- Trưởng phòng Thanh tra, Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, đơn vị đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng trái phép thiết bị vô tuyến điện, trong đó có điện thoại không dây DECT 6.0 có xuất xứ từ Mỹ và Canada... Đây là những sản phẩm không được sử dụng tại Việt Nam vì không phù hợp với các quy định hiện hành liên quan như Quyết định 71/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 25/2008/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

“Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng thiết bị vô tuyến điện ngoài luồng sẽ gây nên nhiều hậu quả khó lường khi nó có khả năng gây can nhiễu và ảnh hưởng đến an ninh, an toàn các hệ thống thông tin liên lạc trong nước như hệ thống dẫn đường hàng không, hàng hải, GPS… Đây là chưa kể việc không loại trừ khả năng các phần tử xấu sử dụng vào các mục đích chống phá Nhà nước”- ông Châu cho hay.

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Liêm Châu, nếu nhìn thông thường, nhiều người có thể chỉ nghĩ đơn giản đây chỉ là những chiếc điện thoại không dây kiểu “mẹ bồng con” đơn thuần. Nhưng thực tế nhiều điện thoại không dây chuẩn DECT, tần số hoạt động 1920MHz-1930MHz chính là những thiết bị nằm trong danh mục “thiết bị vô tuyến điện ngoài luồng” có khả năng gây tác hại lớn và không được phép sử dụng tại Việt Nam.

Việc sử dụng các thiết bị không dây gây can nhiễm cho mạng di động sẽ bị phạt hành chính từ 20-30 triệu đồng.

Tuy nhiên, các thiết bị này vẫn được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu qua đường hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Trong đó, nhiều trường hợp vi phạm mà Cục Tần số vô tuyến điện phát hiện, cá nhân vi phạm khai nhận vận chuyển về qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Mặc dù việc sử dụng các thiết bị này có thể mang đến nhiều hệ lụy cho an toàn, an ninh quốc gia, song đại diện phía Hải quan cho rằng, trên thực tế viê åc quản lý mặt hàng này còn vấp phải nhiều khó khăn do đây là mặt hàng chỉ cấm sử dụng chứ không cấm nhập khẩu. Trong đó, những trường hợp nhập khẩu thiết bị này để triển lãm, nghiên cứu, sửa chữa hay tạm nhập tái xuất… thì không bị cấm.Và đây chính là cái khó cho cơ quan Hải quan trong công tác quản lí.

Chia sẻ cụ thể về vấn đề này, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lí về hải quan, Tổng cục Hải quan cho rằng: Việc quản lí các mặt hàng thuộc diện quản lí chuyên ngành, trong đó có một số mặt hàng điện thoại không dây được ngành Hải quan thực hiện chặt chẽ theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành.Tuy nhiên, có tình trạng đưa từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng thiết bị không dây như đề cập ở trên là do hàng hóa nằm trong diện hành lí kí gửi, xách tay, phi mậu dịch…

Nhiều trường hợp cơ quan Hải quan muốn kiểm tra để đảm bảo an ninh an toàn nhưng cũng “bó tay” vì hành khách viện dẫn công văn 2984/BTTT-CVT năm 2011 của Bộ TT&TT, hàng hóa này được phép đưa về Việt Nam và không phải xin giấy phép của Bộ TT&TT.

Do đó, để có thể quản lí chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, ông Ngô Minh Hải cho rằng, Bộ TT&TT cần sửa đổi lại nội dung hướng dẫn ở Công văn 2984 theo hướng những thiết bị di động (thiết bị vô tuyến điện) ở những dải tần nhất định nằm trong danh mục không được sử dụng khi đưa về Việt Nam phải có giấy phép, bất kể là nhập khẩu theo hình thức nào. Có như vậy, việc kiểm soát thiết bị vô tuyến điện ngoài luồng ngay từ cửa khẩu mới hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng nên có những danh mục cụ thể đối với sản phẩm nhập khẩu thuộc diện có giấy phép, sản phẩm thuộc diện cấm nhập khẩu một cách rõ ràng để cơ quan Hải quan có căn cứ quản lí chặt chẽ.

Thanh Hiệp

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (13/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Lạc Lương (Phú Thọ) 98,4mm; trạm Yên Thắng (Thanh Hóa) 69,2mm; trạm Lâm Thượng (Lào Cai) 61,4mm; trạm Trương Lương (Cao Bằng) 60,4mm; trạm Kỳ Lâm (Tuyên Quang) 57,8mm…

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.