Ấn tượng với quyết tâm chuyển đổi số ở Bình Dương

16:05 29/11/2023

100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước) thông qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh cung cấp được 1.352/1.886 TTHC trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%. eForm đã triển khai 100% dịch vụ công phát sinh hồ sơ. Đã phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ cấp 801 chứng thư số cho tổ chức; 4.193 chữ ký số cho cá nhân các cơ quan hành chính nhà nước…Đó là những con số ấn tượng trong công tác chuyển đổi số ở Bình Dương để phục vụ cho Chính quyền số trong hiện tại và tương lai.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, dân số khoảng 2,7 triệu người, 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện), 91 đơn vị hành chính cấp xã. Hiện tại, hạ tầng số với độ phủ cáp quang tới thôn, ấp; 100% xã có mạng truyền số liệu chuyên dùng; 3.666 trạm BTS phát sóng 4G phủ 100% toàn tỉnh phục vụ 4 triệu thuê bao (3,2 triệu có sử dụng data, đạt 85,45%, đứng thứ 5 toàn quốc).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương công bố Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh của tỉnh chính thức đi vào hoạt động.

Tỉnh có một Trung tâm dữ liệu cung cấp dịch vụ cho chuyển đổi số và đô thị thông minh với 7 nền tảng khai thác vận hành. Đặc biệt, khai trương và đưa vào hoạt động ngày 19/4/2022, Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh (IOC) của tỉnh hiện kết nối dữ liệu với 3 Bộ ngành Trung ương, 17/18 sở, ngành, 4/6 cơ quan ngành dọc tại tỉnh với 15 nhóm chỉ số điều hành cập nhật theo ngày, tuần, tháng; 12 nhóm chỉ số cập nhật theo quý, năm. 

Đã triển khai 9/9 IOC cấp huyện, phân quyền sử dụng cho 91/91 UBND cấp xã. Triển khai ứng dụng chính quyền số Bình Dương; cổng dữ liệu mở và ban hành danh mục dữ liệu mở của tỉnh.

Tỉnh có 100% hồ sơ xử lý trên môi trường mạng; 1,2 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh mức 2; đã phối hợp số hóa, so khớp 931.00 trường dữ liệu hộ tịch khi thực hiện Đề án 06; 70% đối tượng an sinh xã hội (30.674 đối tượng) được chi trả qua tài khoản. 

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh cung cấp 1.352/1.886 TTHC trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 76%. Một số chỉ tiêu về đô thị thông minh đã được đưa vào thực hiện song song chỉ tiêu kinh tế xã hội trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh.

Về kinh tế số, tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 9 cụm CN đang hoạt động với khoảng 65.000 doanh nghiệp. Trong đó có trên 45.000 doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng số và có hơn 1.300 doanh nghiệp (55.722 lao động) cung cấp, kinh doanh điện điện tử, công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ số đang hoạt động. Bình Dương có tốc độ phát triển công nghiệp CNTT thuộc hàng top đầu của cả nước, đứng thứ hai vùng Đông Nam bộ với doanh thu năm 2021 đạt 2,25 tỉ USD. Ước tính tỷ trọng kinh tế số trên GRDP 11,34% (năm 2022). Tỉnh đang phối hợp thực hiện Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp ICT tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Về xã hội số, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đạt 82%; 89% người dân tiếp cận, có kỹ năng về CNTT và truyền thông. Tổ công nghệ số cộng đồng với 3.300 thành viên (dự kiến sẽ tăng lên 4.500 thành viên và đang xây dựng chính sách hỗ trợ) đã được triển khai. Cấp cho công dân là 18.369 chữ ký số.

Sắp tới, Bình Dương tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao các bộ chỉ số, trong đó có chỉ số DTI, tập trung vào các lĩnh vực đang còn hạn chế (an toàn thông tin, kinh tế số và xã hội số). Đồng thời hoàn thành kho dữ liệu, kết nối toàn bộ dữ liệu quốc gia chia sẻ trên trục dữ liệu quốc gia (NDXP) để khai thác trong việc xây dựng Chính quyền số, phục vụ kinh tế số, xã hội số. Triển khai các nền tảng số do quốc gia cung cấp. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hoạt động chuyển đổi số.

Nâng số lượng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến giúp người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ nhà. Số hóa, kết nối liên thông phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ xử lý toàn trình trên môi trường mạng, triển khai các thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan nhà nước của tỉnh trên môi trường số. Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số.

Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị

Để công tác đạt hiệu quả cao hơn, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Bình Dương đề xuất Bộ TT&TT cử chuyên gia hỗ trợ định hướng, cách làm, bước thực hiện để xây dựng mô hình mẫu chuyển đổi số các doanh nghiệp thuộc 8 hiệp hội ngành hàng (gốm sứ, dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ điện, sơn mài và điêu khắc, xuất nhập khẩu và Logistics); phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút doanh nghiệp công nghệ số, xây dựng hệ sinh thái chip bán dẫn. Tạo điều kiện thẩm định về quy hoạch Khu Công nghệ thông tin tập trung trong quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hỗ trợ chuyên gia phối hợp rà soát, định hướng trong công tác chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh. 

Hỗ trợ Tổng Công ty Becamex IDC lập hồ sơ để được công nhận nền tảng số phát triển ứng dụng thành phố thông minh, đồng thời phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ TT&TT xây dựng hệ sinh thái chip bán dẫn. Ban hành các tiêu chí kỹ thuật về hệ thống Camera cho đô thị thông minh (camera sử dụng cho nhiều mục đích an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn, cảnh báo cháy, ngập nước… và tận dụng, kết nối từ camera xã hội hóa)…

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, IOC của tỉnh có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. 

IOC phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực; từ đó giúp đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đã thành lập được 586 Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng số thành viên là 3.329 người, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã được thành lập thuộc thành phần các tổ của khu, ấp. Trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục thúc đẩy thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng cho các đối tượng còn lại là các tổ chức và doanh nghiệp…

Trao đổi thêm với phóng viên sáng 29/11, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc phụ trách IOC tỉnh Bình Dương cho biết từ đầu năm 2023, Bình Dương chính thức đưa vào vận hành app “Bình Dương Số” trên 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là IOS và Android, với 33 nhóm chức năng, phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tính đến nay, có hơn 46.000 người dùng điện thoại di động cài đặt ứng dụng này và 782.454 lượt truy cập.

Các chức năng được sử dụng nhiều trong 33 nhóm chức năng, tiện ích đang được cung cấp trên app “Bình Dương Số”.

Khi cài đặt “Bình Dương Số”, người dùng có thể khai thác sử dụng rất nhiều tiện ích, thông tin chung, chẳng hạn sẽ dễ dàng theo dõi đầy đủ thông tin nổi bật của tỉnh; tra cứu cứu dữ liệu mở, hồ sơ dịch vụ công; phản ánh hiện trường và yêu cầu; xem tình trạng giao thông qua hệ thống Camera tại nhiều khu vực, địa bàn và cảnh báo giao thông theo bản đồ; đăng nhập qua Tài khoản Cổng Quốc gia và VNEID; sử dụng các tiện ích như: Thông tin quy hoạch (Quy hoạch xây dựng, đồ án, hạ tầng kỹ thuật), An sinh xã hội (tra cứu BHXH, mã số thuế, việc làm, khởi nghiệp tại Bình Dương), Du lịch (Bản đồ Bình Dương 360, app Du lịch Bình Dương), Thông tin báo chí (Báo và Đài truyền hình Bình Dương), Giáo dục (trang tin về Giáo dục), Y tế (tìm kiếm địa điểm y tế, Cổng thông tin sở y tế), Công dân số (tin tức, câu chuyện về công dân số), Cẩm nang chuyển đổi số, Chuyển đổi số quốc gia (thông tin xếp hạng chuyển đổi số quốc gia).

Thông qua “Bình Dương Số”, người dùng có thể chia sẻ dữ liệu mở (Các bộ dữ liệu mở được chia sẻ trên ứng dụng Bình Dương Số, người sử dụng có thể tra cứu như cơ sở y tế, nhà thuốc, các địa điểm cung cấp mặt hàng thiết yếu, thông tin quy hoạch, môi trường, camera giao thông), có được các tiện ích (8 nhóm tiện ích về các điều kiện trở thành Công dân số như chữ ký số, ví điện tử và các cẩm nang kỹ năng số, an toàn thông tin), nắm bắt thông tin nhanh nhờ các nội dung thông báo (các thông tin quan trọng, khẩn cấp, cần thiết)….

“Đặc biệt, “Bình Dương Số” cũng đã được tích hợp VNeID. Nếu đăng nhập bằng VneID, người dùng sẽ khai thác được các chức năng dành riêng như phản ánh hiện trường, theo dõi tiến độ hồ sơ hành chính công, thông tin về an sinh xã hội, thông báo vi phạm giao thông”, ông Nguyễn Thanh Sơn cho thông tin thêm.

Dương Bình

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文