Cả nước giảm 935 ca COVID-19, 85 người ở ổ dịch Thanh Xuân Trung được về nhà

18:14 24/09/2021

Tối 24/9, Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 8.537 ca nhiễm COVID-19 mới tại 34 tỉnh, thành phố, trong đó 7 ca nhập cảnh và 8.530 ca ghi nhận trong nước, giảm 935 ca so với ngày trước đó.

Các ca mắc mới ghi nhận ở các địa phương sau: TP Hồ Chí Minh (3.786), Bình Dương (2.978), Đồng Nai (803), Kiên Giang (203), Long An (194), Tiền Giang (112), An Giang (90), Cần Thơ (57), Tây Ninh (53), Đồng Tháp (40), Đắk Lắk (33), Bình Thuận (24), Khánh Hòa (19), Bình Định (18), Ninh Thuận (16), Hà Nam (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Vĩnh Long (11), Quảng Bình (9), Phú Yên (9), Quảng Ngãi (7), Hà Nội (5), Cà Mau (6), Đắk Nông (4), Đà Nẵng (4), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Hậu Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Thanh Hóa (1), Bạc Liêu (1). Trong số đó có 4.068 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó TP. Hồ Chí Minh (1.266), Tây Ninh (33), Đắk Nông (29).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (214), Tiền Giang (45), Đồng Nai (43).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua có 9.894 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4, Việt Nam đã ghi nhận 732.492 ca nhiễm, trong đó có 500.680 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (362.493), Bình Dương (193.235), Đồng Nai (43.925), Long An (31.425), Tiền Giang (13.643).

Hôm nay cả nước công bố cho 12.371 người mắc COVID-19 khỏi bệnh, nâng tổng số người được điều trị khỏi lên 505.859 trường hợp.

Các bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đang điều trị cho bệnh nhân nặng.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.873 ca, trong đó có 755 bệnh nhân rất nặng phải thở máy xâm lấn, 31 bệnh nhân nguy kịch phải chạy ECMO.

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (140), Bình Dương (30), Đồng Nai (15), Long An (7), Cần Thơ (3), An Giang (2), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Kiên Giang (1), Bến Tre (1), Bạc Liêu (1), Thanh Hóa (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 226 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.220 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc.

Trong ngày 23/9 có 593.903 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 36.793.910 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.534.498 liều, tiêm mũi 2 là 7.259.412 liều.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, TP Hồ Chí Minh đã đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh; đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vaccine AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 6 tuần.

Sáng ngày 24/9, 85 công dân ngõ 328-330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, Hà Nội) đã được đón trở về sau thời gian cách ly tập trung hơn 20 ngày. Các chuyến xe buýt đưa gần các công dân từ khu cách ly tại huyện Thạch Thất trở về trung tâm TP Hà Nội. Đây là những người hết cách ly, được xét nghiệm đủ 3 lần âm tính và chủ động được về nơi ở đã đăng ký.

  

Trần Hằng

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文