Cận Tết, buôn lậu qua biên giới Lạng Sơn giảm nhiệt

06:39 29/01/2022

Lạng Sơn những ngày cận Tết tại các chợ và khu vực biên giới không còn nhộn nhịp như trước. Xe cộ đi lại cũng ít hơn, nhiều hàng quán đóng cửa. Ghi nhận thực tế tại Lạng Sơn những ngày cận Tết Nguyên đán, thị trường trầm lắng hơn rất nhiều.

Tại Chợ Đồng Đăng, Chợ Đông Kinh hàng hoá vẫn được bày bán với đủ loại mặt hàng, tuy nhiên người mua thưa thớt. Tại các quầy hàng bánh kẹo, thực phẩm thì hàng Việt chiếm đa số. Chị Nông Thị Nga (tiểu thương chợ Đông Kinh) cho biết, do tác động của dịch COVID-19, hàng hoá về chợ ít hơn, trong khi giá thành lại tăng lên rất nhiều.

Do vậy, hàng hoá trong dịp này cũng không đa dạng và phong phú như trước. Cùng với đó, sức mua rất thấp, khách đến Lạng Sơn cũng ít nên hàng hoá tiêu thụ chậm.

Cận Tết, buôn lậu qua biên giới Lạng Sơn giảm nhiệt -0
Lực lượng QLTT Lạng Sơn kiểm tra hàng hoá, thực phẩm ngày giáp Tết.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong những ngày này, QLTT Lạng Sơn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Trong tuần cận Tết, Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đi kiểm tra tại các tổ chức cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố về tình hình an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mua lễ hội năm 2022.

Cùng với đó, Đoàn đã đi kiểm tra tại các chợ trung tâm và các cơ sở kinh doanh mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn. Trong đợt kiểm tra này ngoài việc xử lý, nhắc nhở, đoàn đã yêu cầu chủ cơ sở cam kết và chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2022, đồng thời Đoàn đã kết hợp việc tuyên truyền, giáo dục các quy định, các kiến thức về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức và ý thức thực hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Nhìn nhận về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, Cục trưởng Cục QLTT Lạng Sơn Đặng Văn Ngọc cho biết, từ tháng 5/2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có diễn biến phức tạp, đồng thời phía Trung Quốc cũng tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Do vậy, tại tuyến biên giới, cửa khẩu quản lý chặt hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập lậu hàng hoá trái phép qua các đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cửa khẩu giáp Việt Nam. Do đó, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn cơ bản được ngăn chặn.

Tuy nhiên, tại địa bàn một số vẫn còn có hiện tượng xuất nhập lậu hàng hoá trái phép qua các đường mòn biên giới khu vực mốc 1218, 1219, 1227, 1228, 1249 khu vực xã Yên Khoái, Tú Mịch huyện Lộc Bình, hàng hoá nhập lậu được vận chuyển nhỏ lẻ qua biên giới, hàng hóa chủ yếu là vật tư nông nghiệp, dược liệu.

Thống kê cho thấy, năm 2021, tổng số vụ kiểm tra 2.908 vụ (bằng 101,01% so với năm 2020). Trong đó: số vụ vi phạm 2.375 vụ (bằng 106,03% so với năm 2020). Tổng số tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính là 33.367,549 triệu đồng.

Thông qua kiểm tra thị trường, năm 2021 đã xử lý vi phạm nộp vào ngân sách nhà nước 11.973,622 triệu đồng bằng 48,89% so với năm 2020 (Trong đó, tiền phạt VPHC: 8.308,45 triệu đồng; buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC 3.489,245 triệu đồng, tiền bán hàng tịch thu 166,927 triệu đồng).

Theo ông Đặng Văn Ngọc, trong năm 2022, tình hình gian lận thương mại vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ các đối tượng lợi dụng trong vận chuyển hàng hóa qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử; gian lận sai về kích thước, sai về chi tiết qua nhập khẩu hàng hóa; các đối tượng lợi dụng thủ tục hải quan điện tử, lợi dụng quy trình quản lý phương tiện vận chuyển hàng hóa để gian lận về số lượng, số tiền thuế, giá ghi trên hóa đơn bán hàng, nguồn gốc hàng hóa. Trong khu vực nội địa, gian lận thương mại về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm trên khâu cố định chủ yếu thông qua lòng tin của khách hàng để gian lận về số lượng, chất lượng và giá hàng hóa.

Vì vậy, trong năm 2022, QLTT Lạng Sơn tiếp tục tập trung kiểm tra, kiểm soát về một số lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm đối với trường mặt hàng thực phẩm; kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại; chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và kiểm tra hàng hóa qua hoạt động thương mại điện tử; dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính,

Hiện, QLTT Lạng Sơn tiếp tục thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, chú trọng các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh và văn hóa tiêu dùng.

L.Hiệp

Chỉ tính riêng tại 24 dự án chung cư trên địa bàn các quận 1, quận 4, quận 7, quận 10 và TP Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh hiện đã có ít nhất 8.740 căn hộ được chủ sở hữu đem tham gia vào việc cho thuê lưu trú ngắn hạn qua ứng dụng Air Bed and Breakfast (Airbnb). Đây là nền tảng trực tuyến kết nối giữa những người có nhu cầu thuê nhà, phòng nghỉ với người có nhu cầu cho thuê.

Hộ ông Lê Văn Lạc (ngụ ấp Rạch Cốc, xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) dù đã nhận tiền đền bù từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa tháo dỡ căn nhà cũ, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công Dự án đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự thảo Kế hoạch đề xuất tiến độ hoàn thành nhiều văn bản pháp lý và đề án quan trọng nhằm tạo bước tiếp theo của dự án.

Tối 25/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã mãn nhãn khi theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Dù trời đổ mưa lớn trước giờ bắt đầu, nhưng khán giả vẫn chật kín hai bên đường, trong không khí xúc động và tự hào.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (26/4), khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Ea Tul (Đắk Lắk) 53.6mm, Chư Gu (Gia Lai) 40.6mm, Lộc Ninh (Bình Phước) 60.4mm…

Những động thái gần đây từ chính quyền Tổng thống Donald Trump cho thấy khả năng Mỹ rút khỏi vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine đang trở thành một kịch bản ngày càng hiện hữu. Nếu điều này xảy ra, tiến trình đàm phán vốn đã mong manh sẽ đối diện nguy cơ đổ vỡ, đẩy Kiev vào thế bị động và làm thay đổi đáng kể cán cân chiến lược ở châu Âu.

CLB bóng đá Công an Hà Nội sẽ đá trận bán kết lượt về Cúp C1 Đông Nam Á (ASEAN Club Championship) 2024-2025 trên sân Hàng Đẫy đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.