Chỉnh trang sông Sài Gòn: Đừng để chỉ đẹp trên đề án!

07:40 09/02/2022

Nhằm khai thác quỹ đất, cảnh quan môi trường ven sông, rạch vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt đề án "Phát triển kè sông và kinh tế, dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045".

Điểm nhấn trong đề án trên của TP Hồ Chí Minh là phát triển hành lang sông Sài Gòn và các tuyến kênh, rạch trong khu vực nội thành để khai thác những giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, tạo nét đặc trưng độc đáo của đô thị sông nước.

Trong đề án này, TP Hồ Chí Minh chia tuyến sông Sài Gòn thành các vùng: thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng đến cầu Phú Long, quận 12 và vùng trung lưu, hạ lưu từ cầu Phú Long đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ, tiếp giáp với sông Soài Rạp. Vùng trung lưu, hạ lưu được chia thành 5 khu vực với định hướng từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng dọc bờ sông, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối các tiện ích công cộng, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh tế, dịch vụ liên quan đến sông nước và hạ tầng xanh.

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép trên đất hành lang sông Sài Gòn.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chương trình cải tạo, chỉnh trang hành lang sông Sài Gòn, đoạn thuộc khu vực trung tâm thành phố gắn với các đề án phát triển kinh tế, dịch vụ. Đồng thời sẽ ban hành và triển khai quy chế, quy định, hướng dẫn quản lý phát triển hành lang sông nước cùng lúc với việc triển khai một số dự án điển hình về đầu tư cơ sở hạ tầng xanh gắn với hoạt động du lịch, dịch vụ và giải trí. Giai đoạn 2025-2045, TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai việc quản lý, khai thác cảnh quan ven sông ở mức cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc tổ chức khai thác kinh tế, dịch vụ sẽ đánh thức tiềm năng ven sông Sài Gòn. Từ đó hướng đến phát triển TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị sông nước.

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh, Sở GTVT hiện đang quản lý 92 tuyến đường thủy nội địa, địa phương với chiều dài hơn 598km và được ủy quyền quản lý 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 56,8 km, gồm cả tuyến sông Sài Gòn.

Trong năm 2021, trên các tuyến thủy nội địa do Sở GTVT quản lý phát sinh thêm 11 trường hợp lấn chiếm hành lang và mặt nước sông, rạch. Sở GTVT đã phối hợp với các địa phương xử lý được 5 trường hợp nên đến nay tổng số vụ lấn chiếm còn tồn đọng là 43 trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ việc được các đơn vị chức năng của Sở GTVT phát hiện hoặc do các địa phương phát hiện, xử lý được công bố công khai. Bởi chưa tính khu vực bờ sông Sài Gòn đoạn chạy qua địa bàn TP Thủ Đức bị hàng loạt dự án nhà ở chiếm hữu phần diện tích đất hành lang sông, thậm chí là kè bờ lấn hẳn ra mặt nước sông. Chỉ với đoạn sông chảy qua địa bàn xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi đã có cả chục trường hợp cũ, mới chiếm hết phần đất bảo vệ hành lang sông hoặc đổ đất lấn chiếm cả mặt nước sông với diện tích rất lớn, có những vị trí diện tích đất hành lang sông bị lấn chiếm, xây dựng trái phép lên đến cả nghìn mét vuông.

Cuối năm 2021, khi nhiều người dân địa phương phản ánh về tình trạng ngang nhiên đổ đất lấn sông, xây dựng trái phép trên đất hành lang sông Sài Gòn giữa ban ngày, PV Báo CAND đã nhiều lần liên hệ với ông Trần Quang Thái, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ để phản ánh vụ việc và hỏi về kết quả xử lý vi phạm. Nhưng lãnh đạo địa phương này chỉ ghi nhận sự việc mà không phản hồi. Do đó, trước khi triển khai đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông, TP Hồ Chí Minh cần chỉ đạo kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất hành lang sông, rạch. Đặc biệt là tuyến sông Sài Gòn để trả lại cảnh quan, môi trường tự nhiên cho tuyến sông trước khi bắt tay vào chỉnh trang, khai thác quỹ đất ven sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đ.Thắng

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文