Công an quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 5.300 người dân ven các sông

14:36 11/09/2024

Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Hà Nội, công tác di dời người, tài sản ra khỏi vùng có nguy cơ cao đã được khẩn trương tổ chức.

Là một trong những địa bàn có sông Hồng chảy qua, hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn liên tục tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc mấy ngày nay khiến nước lũ từ thượng nguồn đổ về sông Hồng đi qua địa bàn quận Bắc Từ Liêm ( Hà Nội) dâng cao, nguy cơ gây ngập úng các khu vực ngoài đê ven sông Hồng. Bên cạnh đó, các sông Nhuệ, sông Pheo, sông Cầu Đá chảy qua địa bàn mực nước cũng đang dâng, nguy cơ gây ngập úng, nhất là tại khu vực dân cư ven sông.

Công an quận Bắc Từ Liêm dùng ô tô chuyên dụng để phối hợp các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân vận chuyển đồ đạc ra khỏi vùng ngập úng đến nơi tránh trú an toàn.

Trong đó, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có 836 hộ ngoài đê sông Hồng với hơn 3.346 nhân khẩu thuộc 4 phường Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát;  ven sông Nhuệ, sông Pheo, sông Cầu Đá tại các phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Phú Diễn, Phúc Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Thụy Phương cũng có trên 2.000 nhân khẩu có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu nước lũ dâng cao.

Thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm trực tiếp đến vận động 2 cụ già neo đơn sơ tán đến nơi tránh trú an toàn do quận bố trí.
CBCS Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng ngập úng đến nơi tránh trú để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Đại úy Nguyễn Cao Thành, Công an phường Đông Ngạc dìu người dân bị thương để đưa lên ô tô được Công an phường bố trí đưa đến nơi tránh trú.

Ngay từ chiều tối và xuyên đêm 10/9, hàng trăm CBCS Công an quận Bắc Từ Liêm, Công an các phường phối hợp cấp ủy, chính quyền, cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự các phường đã trực tiếp đến nhà từng hộ dân ngoài đê sông Hồng, sông Nhuệ, sông Pheo, Cầu Đá vận động và hỗ trợ người dân sơ tán và di dời tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đồng chí Bí thư quận ủy Lưu Ngọc Hà cùng các đồng chí lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm và Ban chỉ huy Công an quận cũng trực tiếp xuống địa bàn, có mặt tại các điểm xung yếu, ngập úng, có nguy cơ sạt lở để kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo các công tác cứu nạn, cứu hộ, di dời các hộ dân đến nơi tránh trú an toàn.

Thiếu tá Nguyễn Lâm Thịnh, Cảnh sát khu vực Công an phường Liên Mạc bế cụ già bị bại liệt để cùng gia đình di chuyển ra nơi tránh trú, đề phòng nước lũ tràn vào nhà.

Với sự hỗ trợ của lực lượng Công an và các lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm, đến 3h sáng nay (11/9), 100% hộ dân ngoài đê sông Hồng tại 4 phường Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát  và hơn 2.000 nhân khẩu khu vực ven sông Nhuệ, sông Pheo và sông Cầu Đá đã hoàn thành việc di dời ra khỏi nơi có nguy cơ mất an toàn đến các nhà văn hóa, trường học. Đồng thời, cung cấp đồ ăn, nơi ngủ nghỉ trong thời gian sơ tán cho toàn bộ người dân; đảm bảo nơi cất giữ tài sản, vật nuôi an toàn trong thời gian di dời để người dân yên tâm thực hiện phòng chống bão lũ.

Công an quận Bắc Từ Liêm lập 14 chốt ứng trực tại các điểm xung yếu.

Công an quận Bắc Từ Liêm cũng thành lập 14 chốt trực tại các điểm xung yếu gồm 13 cửa khẩu đê sông Hồng và 1 chốt chỉ huy tại cống Liên mạc để chốt chặn, yêu cầu người dân và phương tiện không đi ra ngoài khu vực đê; huy động các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ dân phố cùng với Công an tuần tra, thực hiện ứng trực 24/24 để nhắc nhở, nghiêm cấm người dân đi vào khu vực nơi ở ngoài đê, thực hiện nghiêm phòng, chống bão lũ để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

P. Tâm

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT), các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành với 6 nhóm, 57 nhiệm vụ, góp phần rõ nét vào công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tỉnh. Một trong những kết quả nổi bật là việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT.

Hầu hết đồng bào về sống tại khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã có nhà cửa khang trang, đời sống kinh tế dần đi vào ổn định, nền nếp.

Đến thời điểm hiện tại, xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn mực nước đã rút dần, thời tiết khô ráo nên công tác khắc phục hậu quả được cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng Công an, Quân đội, đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân địa phương đang tích cực triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, theo phương châm nước rút đến đâu, xử lý đến đó.

Hải Phòng là địa phương đầu tiên đương đầu trong tâm bão số 3. Nhưng khi bão đi qua, với tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia ấm áp lan tỏa trong cộng đồng đã phần nào dịu bớt những mất mát của người dân vùng cửa biển.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mọc lên hàng chục điểm du lịch trên các loại đất nông, lâm nghiệp nhưng chưa được chuyển đổi mục đích phù hợp với thực tế sử dụng. Đáng nói, hành vi này không hề bị xử lý, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn ngày càng gia tăng phức tạp và gây ra những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Thừa Thiên Huế hiện có 13 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác với tổng công suất trên 459 MW. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu chủ đầu tư nhà máy thủy điện khẩn trương có phương án khắc phục một số tồn tại bất cập để đảm bảo an toàn công trình thủy điện và vùng hạ du trong mùa mưa bão năm nay.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đuọc dự báo tiếp tục có mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa trên 150mm (tập trung vào chiều và đêm). Tại Hà Nội, trời nắng, nhiệt độ trong ngày ở mức 34 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文