Đã cứu được 2 trong số 4 thuyền viên bị nạn trên vùng biển Phú Quý

14:58 09/03/2023

Hai trong số 4 thuyền viên trên sà lan LA-05923 gặp nạn khi ngang qua vùng biển Phú Quý đã được một tàu cá cứu sống.

Theo thông tin từ trực ban Bộ đội Biên phòng tỉnh: Lúc 11h, ngày 9/3 tàu cá BTh 85372 TS thông tin đã vớt được 2 thuyền viên (còn sống). Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đang liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III (TKCN HH Khu vực III) để điều động tàu SAR 413 đang tìm kiếm ngoài hiện trường tiếp cận tàu cá để tiếp nhận, chăm sóc sức khỏe và đưa 2 thuyền viên này vào bờ.

Hai thuyền viên được cứu là Nguyễn Văn Sang (SN 1961, ngụ tỉnh Kiên Giang) và Lê Văn Cường (SN 1985, ngụ  tỉnh Hậu Giang). Hai thuyền viên còn mất tích là thuyền trưởng Dương Văn Hải (SN 1969, ngụ tỉnh Hậu Giang) và thuyền viên Phạm Thanh Phương (SN 1978, ngụ tỉnh Vĩnh Long).

Đã cứu được 2 trong số 4 thuyền viên bị nạn trên vùng biển Phú Quý -0
Lực lượng tìm TKCN vẫn đang tích cực tìm kiếm 2 thuyền viên gặp nạn.

Trước đó vào khoảng khoảng 15 h ngày 8/3, Trạm Biên phòng CKC Phú Quý và nhận được thông tin 2 sà lan: LA-05923 trên sà lan có 4 thuyền viên và sà lan LA-05922 trên sà lan có 3 người đều thuộc 1 công ty. Cả 2 phương tiện  đang hành trình ngang qua vùng biển Phú Quý, khi cách đảo Phú Quý khoảng 17-21 hải lý về hướng Tây Bắc thì gặp sóng to, gió lớn, yêu cầu cứu nạn khẩn cấp. Thời tiết khu vực trên có gió mùa Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao trung bình từ 3-5,5m.

Nhận được tin báo, tàu Cảnh sát biển 6007 của Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 neo đậu tại khu vực biển Phú Quý và tàu cao tốc Superdong Phú Quý đã xuất phát ra vị trí trên để tìm kiếm cứu nạn. Đến khoảng 19 h ngày 8/3, tàu cao tốc Superdong đã tìm thấy và cứu vớt được 3 thuyền viên của phương tiện LA-05922 và đã đưa các thuyền viên vào cảng Phú Quý an toàn, hiện sức khỏe các thuyền viên ổn định.

Lực lượng tìm TKCN vẫn đang tích cực tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích.

Như Ý

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.