Đầu năm “xông đất” làng pháo Nam Ô năm xưa

09:44 13/02/2016
Đã có một thời, làng pháo Nam Ô nổi tiếng cả nước, “sánh vai” với các làng pháo Đồng Kỵ, Bình Đà. Pháo gắn liền với cuộc mưu sinh của hàng ngàn người dân tại Nam Ô, nhưng mỗi năm cũng khiến hàng chục người tàn phế, thiệt mạng. 

Nhớ lại chuyện làm phảo, thu gom hàng trăm kilôgam thuốc nổ trong nhà, rồi phơi sấy, nhồi thuốc, ăn ngủ “làm bạn với tử thần”, nhiều người dân nơi đây vẫn còn ớn lạnh, bởi sự nguy hiểm của nghề…

Làng Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, từng là làng nghề thủ công sản xuất ra các loại pháo nổ, pháo hoa đặc sắc cung ứng rộng rãi khắp cả nước. Những người cao tuổi nhất hiện ở trong làng cũng không nhớ nổi công việc làm pháo này xuất phát từ khi nào. Chỉ biết rằng trước khi bị cấm, họ đã có vài thế hệ gắn bó với cái nghề đầy nguy hiểm này.

Nói nghề làm pháo là nghề “giỡn mặt tử thần” cũng không ngoa. Chỉ cần một chút sai sót hay bất cẩn, những thùng thuốc bồi, những kho pháo thành phẩm có thể nổ ngay tức khắc, trong chớp mắt cướp đi mạng sống nhiều người. Nhiều vụ tai nạn kinh khiếp, mà sau hơn 20 năm nhắc lại, những người dân ở đây vẫn chưa hết bàng hoàng. Có những người mới ăn sáng, cà phê, cười nói với nhau, chỉ một lát sau đã nát thịt, tan xương do thuốc bồi để làm pháo phát nổ bất ngờ. Có những gia đình giàu lên từ nghề pháo; nhưng rồi trong thoáng chốt, nhà đổ, người chết do nổ thuốc pháo.

Đó là chưa kể đến những nạn nhân chết vì pháo nổ trên xe khách trong quá trình vận chuyển; nhiều trẻ em thương tật do ham giành giật pháo chưa nổ khi các gia đình đốt pháo để mừng cưới hỏi, để cúng tất niên, cúng giao thừa… Nhiều nạn nhân do thuốc pháo nổ vẫn còn sống ở Nam Ô, nhưng không ai muốn nêu tên và gợi lại nỗi đau quá lớn vẫn đeo bám thân thể tật nguyền của họ.

Ông Nguyễn Biết (68 tuổi, từng là Phó Chủ nhiệm HTX làm pháo Nam Ô) nhớ lại: “Công việc làm pháo thu nhập cũng khá lắm, nhưng cái nghề nguy hiểm cực kỳ, chết lúc nào không hay. Hồi đó mấy vụ cháy nổ do sản xuất pháo ở đây xảy ra liên miên, cứ vài ba ngày là có một vụ. Mỗi lần đang làm mà nghe tiếng pháo nổ ai cũng hoảng sợ dữ lắm, nhất định là trong làng không chết người thì cũng có cháy nhà. Vì vậy, khi Nhà nước có chủ trương cấm pháo, người dân đồng tình ủng hộ, dù trong lòng nặng trĩu. Bởi nghề làm pháo tàn khốc và cay đắng là vậy, nhưng nó cũng chính là cái nghề đem lại cuộc sống đủ đầy cho nhiều hộ gia đình, nhất là vào dịp Tết. Vì thế, cuối năm 1994, khi nhà nước ban hành Chỉ thị số 406 – TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, người dân Nam Ô rơi vào cảnh khốn khó, hoang mang...”.

Ngừng một lát, ông Biết bùi ngùi nói tiếp: “Lúc đó, ngoài nghề pháo ra cả làng đâu có biết làm gì khác nữa. Chưa kể là bao nhiêu vốn liếng đầu tư vào làm pháo để bán trong dịp Tết bị đổ sông đổ biển, chúng tôi dường như trắng tay. Còn nhớ Tết năm 1995, nhà tôi không còn đồng bạc nào để mua sắm Tết...”.

Nhiều gia đình ở Nam Ô quay lại với nghề làm nước mắm thủ công.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều người đã bỏ làng tha hương cầu thực. Những người bám trụ lại thì buôn gánh bán bưng, làm đủ nghề kiếm sống qua ngày. Rồi may mắn, Nhà nước cho vay mỗi hộ vài chục triệu đồng với lãi suất ưu đãi để chuyển đổi nghề nghiệp, một số hộ dân ở Nam Ô bắt đầu quay lại với một nghề truyền thống khác, vốn bị nghề làm pháo trước đây lấn át. Đó là nghề làm mắm cũng từng nổi tiếng trước đây. Đến nay, thương hiệu nước mắm Nam Ô đã lấy lại được danh tiếng, được thị trường chấp nhận.

Việc sản xuất nước mắm ngày càng mở rộng, từ quy mô gia đình đến quy mô công nghiệp… Hàng chục hộ đã đầu tư sắm mới tàu thuyền ra khơi khai thác hải sản, đào ao nuôi trồng thuỷ sản. 

Năm 1998, Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh được mở ra, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trẻ trong làng. Người già làm mắm, thanh niên được nhận vào làm ở KCN. Làng Nam Ô từng bước ổn định lại cuộc sống. Con em Nam Ô được quan tâm cho việc học hành, thay vì bỏ học giữa chừng để theo cha mẹ làm pháo như trước…

Tình trạng thanh niên thất nghiệp, suốt ngày rượu chè, quậy phá cũng đã chấm dứt. Tình hình ANCT, TTATXH nơi đây khá ổn định. Làng Nam Ô bây giờ đã thành phố thị đông vui, sầm uất, nhà cửa mọc san sát nhau. Nhiều lái buôn, nhiều đoàn khách du lịch thường xuyên tìm đến làng để mua đặc sản nước mắm truyền thống.

Đầu Xuân, bên chén trà thơm ngát, ông Lê Huy Du, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, tâm sự: “Bằng sự nỗ lực của hệ thống chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của chính người dân, làng Nam Ô đã có những bước tiến dài vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Đến nay, những hộ nghèo trong làng đã giảm đáng kể, điều kiện cơ sở hạ tầng ở địa phương được nâng cấp, góp phần đưa phường Hòa Hiệp Nam phát triển đi lên không thua kém các phường khác trên địa bàn”...

Đến Nam Ô vào những ngày Tết cổ truyền Bính Thân, dễ dàng nhận ra sự thay da đổi thịt của nơi này. Với họ bây giờ, cuộc sống đã được vẽ trên một trang mới, rôm rả những tiếng cười và ngập tràn sắc màu no ấm, yên vui.

Lý Na

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Các Mác và Trường Công nhân tại thủ đô London (Anh) vào một ngày nắng đẹp. Khám phá Thư viện, thấy nhiều điều thú vị về cuộc đời hoạt động của nhà tư tưởng cách mạng tiến bộ, lỗi lạc C. Mác. Có thể khẳng định đây là nơi một "kho báu" lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng Chủ nghĩa Tư bản.

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

Giới chức Pháp hôm 4/5 cho biết, ít nhất một người đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ở ngoại ô phía Bắc Thủ đô Paris. Vụ xả súng này được cho là liên quan tới các băng nhóm buôn bán ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文