Đẩy mạnh cho vay tín chấp với người yếu thế nhằm phòng, chống hiệu quả “tín dụng đen”

14:53 21/02/2024

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ chỉ đạo các thành viên của tổ công tác ở các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tạo lập, chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; cho vay tín chấp đối với người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, góp phần hiệu quả phòng, chống "tín dụng đen", giúp người dân nâng cao điều kiện cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 21/2, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Bộ Công an, Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cho biết, trong tháng 2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04 ngày 11/2 chỉ đạo đẩy mạnh triển khai Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo, với 20 nhiệm vụ chung, 69 nhiệm vụ cụ thể và 12 nhiệm vụ của địa phương.

Theo thống kê, hiện có 5.017.172 người hưởng chính sách an sinh xã hội (tăng 3.375 người so với tháng 1/2024). Các cơ quan chức năng đã tạo tài khoản cho 1.590.928 người (tăng 134.076 người so với tháng 1/2024). Đã chi trả qua tài khoản cho 832.665 người (tăng 246.690 người so với tháng 1/2024) với tổng số tiền là 2,6 nghìn tỷ đồng (tăng 862 tỷ đồng so với tháng 1/2024).

Lực lượng Công an cơ sở và các cơ quan chức năng tăng cường tạo lập tài khoản, chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng như đẩy mạnh cho vay tín chấp nhằm phòng, chống hiệu quả "tín dụng đen".

Đối với công tác cho vay tín chấp, hiện có 6 đơn vị đã triển khai, giải ngân số tiền 7 tỷ đồng (trong đó, Mcredit giải ngân cho 400 người vay với số tiền 3 tỷ đồng; VIB đã cho 500 người vay với số tiền 4 tỷ đồng).

Bộ Công an đã tổ chức tuyên truyền triển khai giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư trong đánh giá khả tín khách hàng vay phục vụ cho vay tín chấp trên VNeID; có công văn đề nghị Chủ tịch UBND 63 địa phương tuyên truyền, trong đó TP Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tuyên truyền để người dân, nhất là những người yếu thế có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế gia đình.

Việc đẩy mạnh cho vay tín chấp sẽ giúp người dân, những người yếu thế thêm tự tin, có nguồn vốn trong sinh sống, phát triển kinh tế, không để ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời phòng, chống hiệu quả “tín dụng đen” cũng như các loại tội phạm có thể nảy sinh.

Trong phiên họp tháng 2 được Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 20/2 vừa qua cũng đánh giá sâu việc triển khai các nhiệm vụ của đề án tại các địa phương. Tại TP Hà Nội đã triển khai Sổ sức khỏe điện tử với 450 nghìn hồ sơ (chiếm 0,45% dân số TP Hà Nội) được truyền lên hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại 68 bệnh viện.

Đáng chú ý, nhiều địa phương đã sử dụng máy quét thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ phương tiện như khu vực Phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc từ ngày 9/2. Cụ thể, với xe ô tô đã dán thẻ VETC sẽ thanh toán tự động qua ví VETC, với xe ô tô đã dán thẻ Epass sẽ thanh toán qua tài khoản ngân hàng (mã QR tự động). Tổng số tiền thu từ dịch vụ này là 627 triệu đồng, không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, đơn vị quản lý, mà còn đảm bảo sự minh bạch, Nhà nước và người dân được hưởng lợi…

Các địa phương cũng triển khai mạnh mẽ 44 mô hình điểm của Đề án 06, nổi bật như Bắc Giang triển khai thí điểm mô hình xác thực thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chip điện tử tại một số trường THCS, THPT. Hải Phòng triển khai camera AI kiểm soát ra/vào tại Khu du lịch Cát Bà và Khu di tích quốc gia đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ ngày 30/1/2024...

Về phát triển công dân số, đến nay, lực lượng Công an đã thu nhận 73,8 triệu hồ sơ tài khoản định danh điện tử (tăng 700 nghìn tài khoản so với tháng 1/2024); kích hoạt trên 52,7 triệu tài khoản (chiếm 71,4% tổng số hồ sơ thu nhận). Ngày 25/1, Cơ quan Thường trực Đề án 06 đã công bố 8 tiện ích trên VNeID, người dân sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập, xác thực vào hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương nhiều nhất với 8.636.787 người; gửi kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự với 1.952 tin...

Tổng số lượt sử dụng VNeID trung bình/ngày của 5 thành phố trực thuộc Trung ương là 354.248 lượt, trong đó có 329.070 lượt sử dụng trên app (chiếm 92,89%) và 25.178 lượt sử dụng VNeID để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công (chiếm 7,11%). Nổi bật là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với lần lượt 124.424 và 140.462 lượt sử dụng.

Tổng số lượt sử dụng VNeID trung bình/ngày của các tỉnh còn lại là 1.402.076 lượt, trong đó 1.344.494 lượt sử dụng trên app (chiếm 95,85%) và 58.212 lượt sử dụng VNeID để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công (chiếm 4,15%). Nổi bật như các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang với lần lượt 56.846, 47.757 và 44.172 lượt sử dụng. Bên cạnh đó còn một số tỉnh có số lượng sử dụng VNeID thấp (dưới 5000 lượt/ngày) như Lai Châu, Bắc Kạn.

Về triển khai các điểm bưu điện (VNpost) hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có 9.713/11.654 điểm hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc (chiếm 83,3%, tăng 3.197 điểm so với tháng 1/2024) với 1,3 triệu lượt người dân được hướng dẫn. Các thủ tục hành chính được người dân lựa chọn sử dụng nhiều với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích điển hình như cấp hộ chiếu, cấp đổi giấy phép lái xe, cấp phiếu lý lịch tư pháp, giấy đăng ký kinh doanh…

Cũng theo Thư ký Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đến nay còn 30 nhiệm vụ chậm tiến độ theo lộ trình của Đề án 06, Chỉ thị 04 và các Công điện, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác (trong đó, 20 nhiệm vụ của năm 2023 chuyển sang, đã hoàn thành 2 nhiệm vụ trong tháng 1/2024; 18 nhiệm vụ tiếp tục chuyển sang tháng 2/2024). Về kế hoạch triển khai của các bộ, ngành, địa phương hiện còn 15 bộ, ngành chưa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024 đã được Tổ Công tác triển khai Đề án 06 chỉ rõ, yêu cầu phải sớm hoàn thành, không để ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả chung, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoàng Phong

Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện đảm bảo ANNT, cưỡng chế thu hồi đất, nhóm các đối tượng thành viên trong gia đình bà Nhan – ông Điền đã dùng bom xăng, xe cuốc, hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 CBCS bị thương, nhiều phương tiện, máy móc của đơn vị thi công công trình bị hư hại.

Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện tử. Thực tế, trong mỗi kiện hàng là thuốc lá nhập lậu để gửi đến các tỉnh, thành phố để tiêu thụ. 

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文