Điểm sáng bảo vệ rừng ở đại ngàn Trường Sơn

09:14 19/02/2022

Trong 2 ngày 16 và 17/2, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam) tổ chức lễ hội khai năm tạ ơn rừng lần thứ 5. Đây là một lễ hội truyền thống của người Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn, sau chiến tranh được phục dựng lại từ đầu năm 2018, nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, giữ rừng và bảo vệ rừng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội địa phương. 

Ông Bling Mia, Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho  biết, hiện ở Tây Giang còn giữ được rừng pơ mu trên diện tích vùng lõi gần 500ha, với hàng nghìn cây pơ mu, trong đó có gần 1.500 cây được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Những cây pơ mu cổ thụ có tuổi đời hàng ngàn năm được người Cơ Tu đặt tên, như cây Đình Làng, Voi,  Gấu, Rồng, cây Ngũ Hổ, cây Tê Giác, cây Mẹ, cây Trường Sinh... Nêu lên đặc trưng của những cây cổ thụ đó để thấy, rừng pơ mu cổ thụ là quần thể rừng vô giá còn sót lại khu vực Đông Nam châu Á, cả về diện tích phân bố cây, số lượng cây,  tuổi đời cây... đều vô cùng giá trị về mặt khoa học lâm sinh, môi trường, tự nhiên, xã hội và lịch sử.

Người Cơ Tu múa tân tung za zá mừng lễ tạ ơn rừng.

“Lưu giữ được cánh rừng vô giá này là công lao to lớn của bao thế hệ người Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn ở Tây Giang đã nâng niu, giữ gìn bảo vệ từ chính ý thức, tâm nguyện “rừng là nhà, cây là con”; góp phần làm đa dạng, phong phú cho hơn 100.000ha rừng tự nhiên còn hiện hữu ở Tây Giang, với nhiều quần thể rừng quý hiếm, như rừng Lim ở xã Lăng trên diện tích 500ha. Huyện đang đề nghị công nhận hơn 1.600 cây là Cây Di sản Việt Nam. Hay như quần thể rừng Dổi ở Xắt, rừng Đỗ Quyên ở Klang... Cùng với các hệ động thực vật, như sao la, gấu, nai, mang Trường Sơn, vượn, voọc..., nhiều loài chim quý như trĩ, phượng hoàng đất, đại bàng, gà lôi...”, ông Mia tự hào nói.

Cũng theo ông Bling Mia, tự hào với những khu rừng quý giá đó, từ xa xưa người Cơ Tu đã làm lễ hội khai năm tạ ơn rừng hằng năm. Tuy nhiên, do chiến tranh, lễ hội bị mai một dần. Đến năm 2018, lần đầu tiên chính quyền huyện Tây Giang tổ chức phục dựng lại lễ hội khai năm tạ ơn rừng. Hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng thiên tai bão lũ, dịch bệnh COVID-19, lễ tạ ơn rừng vẫn được tổ chức, nhưng với quy mô nhỏ, trong cộng đồng người Cơ Tu, với tâm niệm, có rừng, có Giàng, có con người và muôn loài động thực vật sinh sống và phát triển dưới tán rừng thiên nhiên ban tặng...

Cán bộ Kiểm lâm khảo sát quần thể rừng lim ở xã Lăng, Tây Giang.

Phong tục xưa kia của người Cơ Tu, nếu đầu năm chưa khai hội tạ ơn rừng, việc trao đổi buôn bán bên ngoài hay cho giống cây trồng xuống đất chưa thể thực hiện được. Suy nghĩ này ăn sâu vào tiềm thức của người dân, suốt đời gắn bó với rừng với núi, sinh ra từ rừng, chết đi cũng về làm cát bụi cho rừng. Điều đó đã kết tinh thành truyền thống văn hóa cao đẹp của cộng đồng người Cơ Tu, đây chính là tiềm năng và lợi thế để huyện Tây Giang bảo tồn, giữ gìn và tổ chức lễ hội khai năm tạ ơn rừng, với mục đích giữ rừng và bảo tồn văn hóa để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, để rừng tiếp tục phát triển, đời sống người dân được nâng lên ổn định bền vững...

Trong niềm vui phấn khởi của ngày lễ hội tạ ơn rừng, già làng Hối Mia - người phụ trách công tác bảo vệ quần thể rừng pơ mu, hồ hởi tâm sự: “Người Cơ Tu yêu rừng như yêu nhà, thương rừng như thương con,  rừng sẽ tồn tại mãi cùng các thế hệ người Cơ Tu trên dải Trường Sơn...”. Được biết, huyện biên giới Tây Giang có hơn 80% là đồng bào Cơ Tu, sau gần 20 năm tái lập huyện, trên địa bàn chỉ xảy ra hơn 15 vụ việc xâm phạm vào đất rừng, xảy ra 1 vụ khai thác rừng quy mô nhỏ từ năm 2012. Đảng bộ và chính quyền huyện đã đưa ra chỉ tiêu phát triển rừng, nếu năm 2010 độ che phủ của rừng mới đạt 62%, đến  năm 2022 đã đạt hơn 70%.

Hằng năm huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức cho nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, hàng trăm hécta rừng đã được trồng mới từ các dự án phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học như phát triển rừng thông, rừng pơ mu ở A Xan; bời lời, re ở 8 xã biên giới Việt-Lào. Phong trào giữ rừng, quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng của huyện Tây Giang có thể khẳng định là mạnh nhất tại các địa phương miền núi ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Hồng Thanh

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trong  2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộcc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文