“Đói” điện sinh hoạt ngay bên thủy điện

09:59 04/04/2016
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), với công suất 190MW, bắt đầu phát điện từ cuối năm 2010, song hàng ngàn hộ dân ở địa phương này lại không được sử dụng điện lưới nên đời sống gặp nhiều khó khăn...


Chỉ cách Nhà máy thủy điện Sông Tranh chưa đến 15km, nhưng thôn 5, xã Trà Đốc, Bắc Trà My, lại là một thôn “trắng” về điện sinh hoạt. Đây là nơi sinh sống của 77 hộ dân đồng bào Ca Dong, với hơn 300 nhân khẩu… 

Trở về nhà sau một ngày lao động trên nương rẫy, bà Phạm Thị Sâm (70 tuổi, trú nóc ông Sếp, thôn 5, Trà Đốc), lại phải tất bật mang lúa ra để giã gạo thổi cơm. Với chất giọng lơ lớ, bà Sâm cho biết, do không có điện nên địa phương cũng không có cơ sở xay xát gạo bằng máy như người miền xuôi. Bà con đều phải giã gạo mới có cơm ăn.

“Nhà nào có người trai tráng khỏe mạnh thì chở lúa xuống xã Trà Tân, cách nóc hơn 20 cây số để xay xát bằng máy; còn nhà chỉ có người già như tôi thì chỉ biết giã gạo thôi, không đưa đi xay được”, bà Sâm chia sẻ. 

Bức bách điện thắp sáng, một số hộ dân lắp đặt tua-bin nước dưới các con suối. Già làng Nguyễn Văn Sếp, Trưởng nóc, cho hay, cả nóc chỉ có 3 hộ có điện từ tua-bin nước, nhưng bóng đèn sáng chập chờn, lúc mờ, lúc tỏ. Nhiều khi tua- bin bị sự cố thì phải lội bộ đường rừng hàng ki-lô-mét để sửa chữa… 

Theo quan sát của chúng tôi, bóng đèn thắp bằng tua-bin nước ở nhà ông Sếp được bật lên, song ánh điện cứ chập chờn. Thiếu điện lưới quốc gia, đời sống người dân đã khó, việc học của các em học sinh càng khó khăn hơn. 

Thầy giáo Đoàn Văn Biểu, giáo viên điểm trường thôn 5, Trà Đốc, cho hay, hiện điểm trường có 60 học sinh tiểu học và 24 học sinh bậc mầm non. Do thiếu điện lưới quốc gia nên việc học của các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều buổi chiều trời mưa gió, thầy cô phải tranh thủ cho các em học sớm để về sớm, chứ trời mưa, ánh sáng không đủ, không đảm bảo cho việc dạy và học.

Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, bày tỏ rằng, trên địa bàn xã còn có nhiều nóc chưa có điện thắp sáng. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên xem xét kéo điện lưới về phục vụ cho người dân thôn 5, song đến nay vẫn chưa thực hiện được. 

Trao đổi với chúng tôi,  ông Nguyễn Hữu Sự, cán bộ UBND huyện Bắc Trà My, cho biết thêm, thống kê sơ bộ trên địa bàn huyện có đến 6 thôn “trắng” điện lưới. Do địa hình hiểm trở cùng với kinh phí để thực hiện việc kéo lưới điện về các thôn, nóc khá lớn nên huyện cũng đã có kiến nghị lên UBND tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, hỗ trợ kéo điện lưới cho người dân. Đến nay mới có dự án kéo lưới điện về thôn 4, xã Trà Giáp, với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng. 

Trả lời câu hỏi “thủy điện Sông Tranh 2 có hỗ trợ gì cho địa phương trong việc kéo điện phục vụ người dân?”, ông Sự nói rằng, bên thủy điện chỉ mới ký biên bản ghi nhớ về vấn đề này mà thôi (?!).

Ngọc Thi

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文