Giải pháp ngăn ngừa lao động bỏ trốn ở nước ngoài

08:07 24/06/2023

Theo con số của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ_TBXH), hiện đang có 46.677 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp khi ra nước ngoài làm việc. Trong đó, thị trường chiếm số lượng lớn nhất là Đài Loan với 24 nghìn người, theo sau là Hàn Quốc với hơn 12 nghìn người. Việc lao động bỏ trốn không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lao động Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người khác khi Hàn Quốc đã cấm tuyển dụng ở nhiều địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao.

Tỷ lệ lao động bỏ trốn gia tăng

Chính vì tỷ lệ lao động bỏ trốn ra ngoài vẫn ở mức cao nên tháng 3 vừa qua, Bộ LĐ-TBXH đã phải thông báo dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS năm 2023 ở 8 địa phương. Đây là các địa phương đã nằm trong "sổ đen" suốt một thời gian dài về số lao động bỏ trốn, gồm: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh; thành phố Chí Linh của tỉnh Hải Dương; thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An; huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Các địa phương này cũng là những nơi có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp nhất trên cả nước. Con số các địa phương bị dừng tuyển dụng mặc dù có giảm so với các năm trước nhưng tỷ lệ lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc vẫn ở mức cao với hơn 26%.

Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được đánh giá cao, nhưng tình trạng bỏ trốn và làm việc trái phép vẫn cần sớm được xử lý dứt điểm. Ảnh minh họa: CTV

Theo con số của Bộ LĐ-TBXH, hiện tổng số người lao động Việt Nam đang làm việc ở các thị trường là 712.607 lao động, trong đó có 46.677 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp, chiếm tỷ lệ 6%. Xét theo khu vực thì thị trường châu Á có số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao nhất, với 41.044/697.702 người. Trong đó, tính theo tỷ lệ, Hàn Quốc là thị trường có số lao động trốn ra khỏi hợp đồng và cư trú bất hợp pháp cao nhất với 12.245/46.000 người (chiếm tỷ lệ 26%). Thị trường Đài Loan có 24.000/256.576 người (chiếm tỷ lệ 9%).

Tại Nhật Bản cũng có gần 4.800 thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn. Tại các nước tại Trung Đông và Châu Phi cũng có hơn 1.300 người lao động bỏ trốn trong tổng số hơn 9.400 lao động đang làm việc, cao nhất là tại Ả rập Xê út với 1.000 lao động, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 300 người. Số lượng lao động bất hợp pháp tại các nước châu Âu cũng gần 600 người. Riêng thị trường châu Mỹ, hiện chưa ghi nhận lao động bỏ trốn, bất hợp pháp.

Lý giải về tình trạng lao động bỏ trốn, làm việc trái phép ở nước ngoài, Bộ LĐ-TBXH cho biết có nhiều nguyên nhân. Tuy vậy nguyên nhân chủ yếu là do lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải chấm dứt hợp đồng, và về nước trước thời hạn vì các lý do chủ quan như sức khỏe, tay nghề không đáp ứng yêu cầu, vi phạm hợp đồng, hoặc vi phạm pháp luật nước sở tại.

Nguyên nhân vẫn là ý thức người lao động

Nói về tình trạng lao động bỏ trốn, làm việc trái phép ở nước ngoài vẫn nhức nhối, ông Nguyễn Gia Liêm (Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TBXH) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình độ nhận thức, tác phong lao động yếu kém của cá nhân những lao động này.

"Bản thân họ không nhận thức được những tác hại, nguy hiểm khi bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm việc trái phép. Không được pháp luật nước sở tại bảo vệ quyền lợi, nếu bị phát hiện họ sẽ bị bắt giam, bị cấm nhập cảnh trở lại. Vấn đề lớn hơn là việc bỏ trốn của những lao động này có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam với các thị trường tiếp nhận, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người lao động khác muốn ra nước ngoài làm việc", ông Liêm nói.

Để hạn chế lao động bỏ trốn, đặc biệt với thị trường có tỷ lệ bỏ trốn cao như Hàn Quốc, ông Liêm cho biết đã triển khai thực hiện nhiều quy định như: lao động phải ký quỹ 100 triệu đồng để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn; lao động bỏ trốn hoặc ở lại làm việc trái phép sẽ bị phạt tiền 80 - 100 triệu đồng. Ngoài phạt tiền, lao động vi phạm còn bị cấm đi làm việc ở nước ngoài 2 - 5 năm.

"Cùng với đó, chúng tôi cũng áp dụng một số quy định như nếu doanh nghiệp đưa lao động đi mà xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn có tỷ lệ cao thì doanh nghiệp đó sẽ bị dừng tuyển và không được tiếp tục đưa lao động sang thị trường này nữa. Những địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nếu không giảm thì thời gian tới sẽ tiếp tục áp dụng đề xuất dừng tuyển. Đề xuất hạn chế tuyển lao động ở các địa phương này là để tăng cường trách nhiệm của các địa phương trong việc quản lý, giám sát và tuyên truyền cho người lao động thực hiện đúng quy định", ông Liêm cho biết thêm.

Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được đánh giá cao, nhưng tình trạng bỏ trốn và làm việc trái phép vẫn cần sớm được xử lý dứt điểm.

Đã có ý kiến cho rằng, cần các chế tài mạnh để xử lý dứt điểm tình trạng này như nghiên cứu, áp dụng những chế tài nghiêm khắc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp và người lao động có hành vi phá vỡ hợp đồng lao động, tự ý bỏ ra ngoài làm việc. Trước ý kiến này, ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng Giám đốc Công ty CP cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Long Hưng cho rằng, quy định xử lý hình sự đối với những lao động bỏ trốn, làm việc trái phép ở nước ngoài cũng có nhưng chỉ áp dụng đối với một số đối tượng cụ thể.

"Để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta cần có thêm chính sách tạo việc làm cho người lao động khi trở về nước. Tạo việc làm cho người lao động khi trở về nước không chỉ khai thác tốt nguồn nhân lực có chất lượng, mà còn giúp người lao động yên tâm trở về nước sau khi hết hạn và hạn chế việc lao động bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, nâng thời gian lao động làm việc ở nước ngoài lên mức 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Từ đó, vừa giúp người lao động có thêm thời gian làm việc, tích lũy, không có tâm lý bỏ hợp đồng, làm việc bất hợp pháp ở nước sở tại để kiếm thêm thu nhập.

Bên cạnh đó, có thể bổ sung quy định về việc chính phủ trích một phần thu nhập của người lao động trong thời gian làm việc tại nước ngoài như một dạng đảm bảo, lao động có thể đóng nhiều hơn nếu có nhu cầu. Khoản tiền này được tính lãi theo lãi suất tiền gửi. Hết thời gian hợp đồng, nếu lao động về nước đúng thời hạn, sẽ nhận lại số tiền này, bao gồm cả tiền lãi. Nếu hết hạn, lao động cố tình bỏ trốn, cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài thì khoản tiền này sẽ bị tịch thu. Nếu làm như vậy, có thể số lượng lao động Việt Nam làm việc, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài sẽ giảm", ông Long kiến nghị.

Phan Hoạt

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Các đối tượng đặt mua nhiều nhẫn và mặt tượng vàng kém chất lượng nhưng được chế tác rất tinh xảo có giá trị tương đối cao. Điều đáng nói, số hàng này có khắc thương hiệu của các Công ty vàng bạc đá quý có tiếng ở TP Hồ Chí Minh khiến nhiều chủ tiệm vàng ở Huế tin tưởng...

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文