“Gỡ khó” về thiết bị, đồ dùng học tập đầu năm học mới

07:18 05/09/2021

Ngày khai giảng cận kề nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, thiết bị học tập trực tuyến cho con.

Toàn TP Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, các cửa hàng bán đồ dùng học tập, điện thoại và máy tính đều đóng cửa nên xu hướng đặt mua online đang được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy vậy, do số lượng đơn vị bán hàng online có hạn mà nhu cầu thực tế của phụ huynh học sinh lại cao nên đã xảy ra tình trạng quá tải. Ngày khai giảng cận kề nhưng nhiều phụ huynh vẫn chưa chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, thiết bị học tập trực tuyến cho con.

“Mỏi mắt” chờ đồ dùng học tập do các kênh bán hàng online quá tải

Chị Nguyễn Thanh Loan, phụ huynh có con năm nay vào lớp 4 cho biết: “Tôi đặt mua đồ dùng học tập cho con tại một nhà sách đã 3 ngày nay nhưng vẫn chưa nhận được hàng. Theo đơn vị bán hàng, sỡ dĩ hàng giao muộn là do thời điểm này việc tìm shipper rất khó khăn, chí phí vận chuyển cũng đắt đỏ hơn nhiều so với trước”.

Nhiều phụ huynh Hà Nội vẫn chưa mua được đồ dùng học tập cho con khi năm học mới đã cận kề. Ảnh minh hoạ

Còn theo phản ánh của nhiều phụ huynh, tại các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee, mặc dù các loại đồ dùng học tập đều tương đối phong phú nhưng do giãn cách nên thời gian giao hàng cũng rất lâu, thậm chí nhiều đơn hàng còn không hẹn chính xác ngày giao.

“Tôi đặt mua đồ dùng học tập cho con tại Shopee 5 ngày rồi nhưng giờ vẫn chưa nhận được hàng. Trong khi đó, trước đây các đơn hàng thường giao luôn trong ngày”-chị Phạm Hồng Nguyệt, phụ huynh học sinh lớp 2 cho biết.

Chị Ngô Phương Thảo ở quận Hoàng Mai chia sẻ: “Nhà có 3 cháu đều học tiểu học nhưng 2 vợ chồng chỉ có 2 điện thoại. Năm nay cậu út vào lớp 1 lại phải học online nên buộc phải bổ sung thêm máy tính hoặc điện thoại cho con. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các cửa hàng điện máy cũng đều đóng cửa nên gia đình chưa biết tính thế nào khi mà từ 6/9, các con đã bắt đầu vào học online”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện một số cửa hàng bán máy tính, điện thoại trên vẫn có hỗ trợ bán hàng qua các kênh online nhưng do máy tính, điện thoại đều là các thiết bị có giá trị nên hầu hết phụ huynh có nhu cầu đều chưa hoàn toàn yên tâm để lựa chọn hình thức này.

Ông Vũ Xuân Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Hà Nội cho biết: Để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh, công ty đã chủ động lên phương án bán hàng online qua website, đường dây nóng. Theo đó, các phụ huynh có thể gọi điện thoại đặt hàng trước và hẹn ngày, giờ đến lấy hàng rồi thanh toán hoặc đặt mua và chờ giao hàng tận nhà. Bên cạnh đó, công ty cũng phối hợp với các nhà trường để phụ huynh lên danh sách đồ dùng, sách vở cần mua.

Tuy vậy, ông Dương cũng thừa nhận, đối với những đơn hàng giao ship tận nhà, phụ huynh cố gắng chia sẻ và kiên nhẫn chờ đợi do thời điểm này nhu cầu của phụ huynh lớn mà số lượng nhân viên ship hàng thì hạn chế. Lãnh đạo nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cũng khẳng định, sẽ linh hoạt, không yêu cầu khắt khe về đồ dùng học tập đối với học sinh trong điều kiện toàn thành phố đang thực hiện giãn cách.

Bà Trần Thị Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết: “Nhà trường chỉ yêu cầu học sinh có đủ một số đồ dùng cơ bản như vở viết, bút và thước kẻ và khuyến khích học sinh sử dụng lại các đồ dùng học tập cũ. Với những loại đồ dùng khác, khi nào hết giãn cách, phụ huynh mua bổ sung thêm cho con”.

Tuy vậy, cô Loan cũng đề nghị, sau 6/9 vẫn tiếp tục giãn cách xã hội tại một số địa bàn, thành phố cũng nên nghiên cứu, xem xét cho phép mở cửa một số cửa hàng đồ dùng học tập, máy tính để phục vụ nhu cầu của học sinh. Các cửa hàng này khi hoạt động phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện an toàn trong phòng chống dịch.

Rà soát, hỗ trợ thiết bị cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bắt đầu từ ngày 6/9, học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 trên toàn thành phố sẽ chính thức bước vào năm học mới 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến, riêng học sinh lớp 1 sẽ học từ ngày 13/9.

Để có thể hỗ trợ kịp thời các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tại thời điểm này, hầu hết các trường học trên địa bàn Hà Nội đều đang triển khai rà soát, khảo sát thiết bị học tập online của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp đều đã họp với phụ huynh, hướng dẫn những nội dung cần chuẩn bị khi học trực tuyến và yêu cầu phụ huynh thực hiện bình chọn về thiết bị cho con học online (máy tính, điện thoại) để báo cáo kết quả về Ban giám hiệu.

Ông Lê Việt Dương, Hiệu trưởng THPT Trương Định (Hà Nội) cho biết: Nhà trường đang tập trung rà soát điều kiện học tập trực tuyến đối với học sinh lớp 10, hướng dẫn cụ thể để phụ huynh mua đúng, đủ thiết bị, tránh lãng phí, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn lực để hỗ trợ đối với các gia đình khó khăn trong việc mua thiết bị học tập cho con.

Tại các huyện ngoại thành như Đông Anh, Ba Vì, nơi điều kiện của phụ huynh học sinh nhìn chung còn khó khăn hơn so với khu vực nội thành, Phòng GD&ĐT cũng đã phát động phong trào quyên góp trang thiết bị học tập trực tuyến để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là đối với học sinh đầu cấp. Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), sau một thời gian phát động, đã có hơn 200 thiết bị gồm điện thoại thông minh, máy tính, ipad kịp thời được gửi tới những học sinh khó khăn.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Năm học mới 2021-2022, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ  tiếp tục phát động, đẩy mạnh phong trào “Máy tính cho em”, hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến để sẵn sàng cho năm học mới với phương châm “không học sinh nào bị bỏ lại phía sau”.

Đặc biệt, học kỳ II, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tiếp tục tham mưu UBND thành phố xem xét, nghiên cứu để có thể miễn giảm 100% học phí cho học sinh.

Trước đó, trong năm học 2020-2021, Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô cũng đã phát động phong trào “Máy tính cho em” và đã huy động được hơn 2.000 máy tính, điện thoại thông minh hỗ trợ kịp thời cho các học sinh khó khăn thiếu thiết bị học tập trên toàn thành phố.

Huyền Thanh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文