Hà Nội thêm 16 ca F0 cộng đồng

17:53 03/11/2021

Ngày 3/11, Hà Nội ghi nhận 67 ca mắc COVID-19, trong đó có 16 ca cộng đồng, 37 ca trong khu khu cách ly và 14 ca  ở khu phong tỏa.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, 67 ca mắc mới gồm: 28 ca liên quan đến ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng, Mê Linh; 13 ca liên quan đến chùm ca bệnh các tỉnh có dịch; 6 ca thuộc chùm sàng lọc ho sốt; 6 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt; 4 ca thuộc, chùm liên quan các tỉnh có dịch ( thứ phát); 3 ca liên quan đến ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm; 3 ca ở chùm liên quan ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình; 3 ca thuộc chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, thị trấn Quốc Oai (3); 2 ca liên quan đến ổ dịch Mẹ Ớt, Trần Quang Diệu – OCD và 2 ca liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam. 

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, 16 ca cộng đồng được phân bố theo theo chùm: Sàng lọc ho sốt (6); liên quan các tỉnh có dịch (5); chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (3); chùm ho sốt thứ phát (2).

Hà Nội thêm 67 ca mắc COVID-19, trong đó có 16 F0 cộng đồng  -0
Xét nghiệm COVID-19 cho người có nguy cơ cao ở Hà Nội.

Đặc biệt, 6 trường hợp dương tính cộng đồng được phát hiện qua sàng lọc ho sốt đều chưa rõ nguồn lây, trong đó có trường hợp cháu bé 3 tuổi ở Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm. Ngày 2/11, cháu được gia đình đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn để làm xét nghiệm trước khi phẫu thuật, có kết quả dương tính.

Hay trường hợp chị N.T.H, SN 1984, ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, hàng ngày cùng chồng bán thịt lợn tại nhà (cửa hàng tại số 8 Nam Dư), lấy thịt tại lò mổ Vạn Phúc, Thanh Trì (do người từ lò mổ mang đến nơi). 2 tuần nay chị không có tiền sử tiếp xúc ca bệnh dương tính hay liên quan đến các địa điểm có ca bệnh dương tính.

Như vậy, tính tới chiều nay, 2 ổ dịch phức tạp nhất ở Hà Nội là Quốc Oai và Mê Linh đã ghi nhận 238 ca dương tính. Ổ dịch mới phát sinh tại chợ Ninh Hiệp đã có 6 ca F0. 

Trần Hằng

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.