Hoang mang vì biển “ngoạm” dần đất đai

07:48 21/10/2022

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), tình trạng biển xâm thực ở thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ đã diễn ra từ trước, song trong 2 tháng gần đây, tốc độ xâm thực mạnh hơn gấp nhiều lần, biển đang ngày càng ăn sâu vào đất liền…

Ngày 17/10, có mặt tại thôn Tân Xuân, PV Báo CAND tận mắt chứng kiến những con sóng biển đục ngầu vẫn liên hồi đánh mạnh vào bờ, kéo theo đó là vô số loại rác thải la liệt. Nhiều gốc phi lao chỏng chơ, trơ trọi còn sót lại ven bờ, bọc bờ biển là từng đám phi lao còn lại cũng xác xơ,... Đặc biệt, một đoạn bờ kè bê tông đã bị sóng đánh tả tơi từ trước, bê tông đứt thành từng mảng lớn nằm dưới nước biển, đoạn kè còn lại cũng đang có nguy cơ bị nước biển nuốt chửng trong thời gian không xa.

Trung tá Lường Quang Giảng, cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới (Đồn Biên phòng Hoằng Trường) cho hay: Bờ kè bê tông bị đánh sập là do một hộ gia đình tự xây dựng để bảo vệ đất trước tình trạng biển xâm thực, dù vậy, cũng không thể ngăn được tình trạng sạt lở như đã thấy. Còn những gốc phi lao là do sóng biển đánh bay rặng phi lao cách bờ khoảng 50m...

Từ bờ biển vào nhà ở của người dân chỉ còn vài chục mét.

Trung tá Lường Quang Giảng cho biết thêm, thời gian qua, Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới đã cùng chính quyền địa phương xã Hoằng Phụ lấy 3 mốc để xác định tình trạng biển xâm thực, qua theo dõi sau mỗi kênh nước (thời điểm triều cường hằng tháng – PV) tình trạng xâm thực càng mạnh hơn.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đượng (55 tuổi), trú tại thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ là một trong những hộ dân hiện nay đang sinh sống cách bờ biển khoảng 30m. Theo lời ông Đượng, gia đình ông sinh sống ở đây từ năm 1992, cuộc sống gia đình ông gắn chặt với biển, gần như những đổi thay về cửa biển Lạch Hới trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây ông đều nắm rõ. Ông Đượng nói, tình trạng xâm thực chỉ diễn ra mạnh trong khoảng 2 năm trở lại đây, những hôm thủy triều xuống, cách bờ mấy chục mét đang có hẳn một cái móng nhà của dân bị nhận chìm dưới đó.

“Với tình trạng xâm thực mạnh như thế này, nếu không có bờ kè thì chỉ ít thời gian nữa biển ăn sâu vào móng nhà, gia đình tôi không còn chỗ mà ở”, ông Đượng lo lắng.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ cho biết: Tình trạng nước biển xâm nhập, gây sạt lở, hạ thấp cốt nền khoảng 7-8ha đất công ích, đất quốc phòng và của một hộ dân. Cơ quan chức năng ở huyện và tỉnh đã xuống địa bàn nắm bắt hiện trạng, khảo sát thực địa, đề xuất, tham mưu giải pháp ứng phó.

Ông Lê Trọng Hòa, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa cho biết: Lãnh đạo huyện cũng đã kiểm tra tình trạng biển xâm thực ở thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ nhiều lần, tuy nhiên, việc xử lý sự cố vượt thẩm quyền của huyện, huyện đã có báo cáo gửi UBND tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã về kiểm tra, đánh giá tình trạng xâm thực, ông Hòa cho biết thêm.

Trước đây khu vực bờ biển tiếp giáp cửa sông Mã thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ đã xảy ra hiện tượng sạt lở, xâm thực bờ biển với mức độ thấp, không đáng kể. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhất là thời điểm khoảng tháng 6, tháng 7 vừa qua do ảnh hưởng của triều cường, sóng lớn vỗ bờ với tần suất cao nên hiện tượng sạt lở, xâm thực bờ biển tại vị trí nêu trên bị ảnh hưởng rất mạnh, làm mất đất sản xuất và đất ở của một số hộ dân khoảng trên 7,5ha (chiều dài khoảng 1,5km, chiều rộng trung bình khoảng 50m, có điểm bị xâm thực sâu vào đất liền khoảng 100m), trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 5,2ha, đất nuôi trồng thủy sản khoảng 1,5ha, còn lại là đất bãi bồi và đất ở, đất của Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới. Đặc biệt, tình trạng sạt lở xâm thực đã làm mất đất ở của 3 hộ dân khoảng 1.000m2 và trụ sở, khuôn viên làm việc của Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới. Hiện nay tình trạng sạt lở vẫn đang tiếp diễn.

Trước tình hình trên, để đảm bảo an toàn đối với người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo UBND xã Hoằng Phụ theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm thực, xây dựng bổ sung các phương án để đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân; chỉ đạo Đồn Biên phòng Hoằng Trường, Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới bổ sung các phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Trạm; đồng thời huyện đã phối hợp với Văn phòng Thường trực Phòng, chống thiên tại tỉnh kiểm tra, đánh giá và đưa ra các giải pháp tham mưu, xử lý tạm thời. Nếu tình trạng sạt lở, xâm thực tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh như thời gian vừa qua sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống các hộ dân trong khu vực và Trạm kiểm soát Biên phòng Lạch Hới. Do vậy, UBND huyện Hoằng Hóa kiến nghị đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét chỉ đạo, đầu tư công trình phòng, chống sạt lở, xâm thực bờ biển tại khu vực nêu trên để nhân dân yên tâm sản xuất và sinh sống...

Được biết, xã Hoằng Phụ có 4,2km bờ biển, 3,8km đê cửa sông, dân số 1.560 người, 2.610 nhân khẩu; trong đó các thôn: Xuân Phụ, Tân Xuân bên bờ biển, các thôn Bắc Sơn, Hợp Tân bên bờ sông Cung. Sau sự việc vỡ đê biển và phát sinh một số điểm xung yếu về bờ biển ở Thanh Hóa, xã Hoằng Phụ đã được thi công kiên cố hóa hơn 1km đê biển.

Trần Thắng

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文