Kiến nghị Thủ tướng khẩn cấp công bố mở cửa du lịch quốc tế

08:19 28/01/2022

Ngày 27/1, đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), một số tập đoàn du lịch lớn, các hãng hàng không đã có thư kiến nghị và công văn khẩn cấp đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố ngay trong tháng 2 mở cửa du lịch quốc tế.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban IV cho biết, sau gần 4 tháng ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển trạng thái phòng, chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh”, tạo tâm lý và khí thế hoàn toàn mới cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành lĩnh vực.

Đặc biệt, với kết quả tiêm vaccine cao top 10 thế giới, Việt Nam duy trì được hình ảnh là một đất nước phòng, chống dịch hết sức hiệu quả trong đánh giá của cộng đồng quốc tế. Tất cả các yếu tố này tạo nên một bối cảnh đặc biệt thuận lợi cho các quyết sách có tính “đột phá” của Chính phủ, bao hàm trong đó việc xem xét mở cửa sớm du lịch quốc tế để tạo cơ hội và động lực cho quá trình phục hồi một ngành kinh tế hết sức quan trọng, giúp tái thiết công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động của ngành này cũng như hàng triệu lao động các ngành, lĩnh vực liên quan khác.

Xét riêng trong lĩnh vực du lịch, một số nước là thị trường du lịch có yếu tố “cạnh tranh” với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản... thì hiện vẫn đang trong tình trạng “nói không với COVID-19” hoặc duy trì các quy định ngặt nghèo với mọi đối tượng nhập cảnh. Vì thế, việc Việt Nam có thể đưa ra quyết định mở cửa du lịch quốc tế ngay ở thời điểm này được các chuyên gia nhìn nhận như là một quyết sách vô cùng chiến lược để tận dụng “thời điểm vàng” nhằm giúp ngành du lịch Việt Nam “cất cánh”.

Rất nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cũng đánh giá, việc mở cửa du lịch quốc tế ngay từ đầu năm 2022 sẽ góp phần rất lớn để khơi thông dòng đầu tư quốc tế và các giao dịch thương mại – xuất nhập khẩu với Việt Nam, vì nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm thị trường Việt Nam nhưng còn gặp khó khăn khi chưa có cơ chế để đi lại thuận lợi.

Vừa qua, Việt Nam đã tiến hành thí điểm thực hiện đón khách du lịch quốc tế vào 7 địa phương. Với số lượng 8.500 khách quốc tế tới Việt Nam trong 2 tháng thí điểm vừa qua, mặt ưu điểm được các bên liên quan đồng thời ghi nhận đó là không có các sự cố hay các tình huống rủi ro nào lớn phát sinh trong quá trình tổ chức, du khách tới Việt Nam, cũng không tạo thêm nhiều áp lực cho bài toán phòng, chống dịch trong nước. Tuy nhiên, đây mới là đánh giá bước đầu bởi số liệu thí điểm còn ở quy mô rất nhỏ. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các quy trình hoặc không rõ ràng về quy trình để xử trí với các tình huống khác nhau về tình trạng y tế của du khách và việc tồn tại các quy định hết sức ngặt nghèo, tạo nên trải nghiệm hoàn toàn không tốt cho du khách (như quy định cách ly, các yêu cầu giấy tờ hành chính hàng loạt, yêu cầu mặc bảo hộ khi lên máy bay, hạn chế khả năng di chuyển đi lại...).

Các doanh nghiệp cùng nhau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công bố ngay trong đầu tháng 2 thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam để tạo “lực đẩy mạnh” và để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4. Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế…

Ngoài việc khôi phục toàn bộ các chương trình miễn thị thực đơn phương, song phương và thị thực điện tử cho du khách, Chính phủ cân nhắc mở rộng chương trình miễn thực thực cho khách du lịch quốc tế tại các thị trường chiến lược, trọng điểm như toàn bộ châu Âu, Úc và Bắc Mỹ. Chính phủ cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực từ 14 ngày lên 30 ngày theo xu hướng du lịch mới của du khách là đi dài ngày. Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch để phát động lại các nguồn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

Hoa Nguyễn-Lưu Hiệp

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文