Lạng Sơn thiệt hại trên 900 tỷ đồng do ảnh hưởng của bão số 3

17:59 13/09/2024

Do ảnh hưởng của bão số 3, tại tỉnh Lạng Sơn, từ đêm 6/9 ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa đến rất to. Mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân. Ước tính tổng thiệt hại đến thời điểm này khoảng trên 900 tỷ đồng.

Tổng thiệt hại ước tính trên 900 tỷ đồng

Ngày 12/9, tỉnh Lạng Sơn có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiệt hại và công tác khắc phục, ứng phó bão số 3 và mưa lũ, ngập úng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trực tiếp thị sát, kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Lạng Sơn ngày 11/9.

Theo báo cáo cho thấy, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn sau bão, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có mưa vừa, mưa to và có nơi mưa rất to. Trong 5 ngày qua, trên các sông chính, suối nhỏ khu vực tỉnh Lạng Sơn đều xuất hiện lũ với biên độ dao động từ 6.90 – 9.31m và dao động ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

Về thiệt hại, tính đến thời điểm 15h chiều 12/9, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có 3 người chết, 10 người bị thương; 12.454 hộ gia đình bị thiệt hại (trong đó có 20 nhà bị sập và hư hỏng hoàn toàn; 2.709 hộ bị tốc mái; 839 nhà bị cây đổ vào nhà và do sạt lở đất; 6.945 nhà bị ngập nước; 1.941 nhà bị hư hỏng công trình phụ); 80 công trình gồm: trụ sở Công an xã, nhà văn hóa thôn, trường học và điểm bưu điện xã bị thiệt hại. Trên 8.172 ha nông nghiệp bị ảnh hưởng (trong đó: 5.108 ha lúa; 2.669 ha màu; 394 ha cây công nghiệp, trên 22.000 cây ăn quả bị gãy đổ hoàn toàn); trên 18.445 ha rừng bị ảnh hưởng, gãy đổ (cây bạch đàn, keo, mắc ca, hồi, thông…); 11 hồ chứa thuỷ lợi bị hư hỏng, dự kiến nhu cầu kinh phí khắc phục khoảng 53 tỷ đồng triệu đồng.

Công an huyện Hữu Lũng phối hợp các lực lượng dọn cây đổ làm sập góc tường và mái nhà của một hộ dân do bão số 3.

Về giao thông, có 43 vị trí tại các quốc lộ 1B, QL.4A, QL.279, QL 3B bị cây đổ xuống đường; 75 vị trí tỉnh lộ bị ngập úng; 193 vị trí giao thông tuyến huyện bị sạt lở đất. Ngoài ra mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ và chia cắt với tổng số 138 điểm trên các tuyến đường tại địa bàn các huyện, thành phố.

Về công nghiệp, trên 150 cột điện cao thế và hạ thế bị gãy đổ, chủ yếu là các cột hạ thế; một số cột thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn nhiều thiệt hại về tài sản khác của nhà nước và nhân dân, hiện nay các huyện, thành phố đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại và báo cáo theo quy định. Ước tính tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tính đến thời điểm này khoảng trên 900 tỷ đồng.

Công an huyên Hữu Lũng lợp lại mái nhà cho một hộ dân bị bão số 3 làm tốc mái.

Chủ động nhiều biện pháp khắc phục, giảm thiểu hậu quả thiên tai

Để khắc phục tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng bão số 3 trên địa bàn Lạng Sơn, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1305/UBND-KT ngày 11/9/2024 chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 1310/UBND-KT ngày 12/9/2024 về chủ động khắc phục hậu quả, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và các văn bản chỉ đạo khác về công tác khắc phục thiệt hại sau thiên tai.

Trong đó, tập trung chỉ đạo các đơn vị chủ động huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục hậu quả bão, mưa lũ để nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân trên địa bàn; tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập, bố trí chỗ ở cho các hộ bị mất nhà ở; chỉ đạo rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn, đề xuất nhu cầu hỗ trợ.

Người dân và lực lượng chức năng Lạng Sơn khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh chợ Giếng Vuông (TP Lạng Sơn) ngay khi nước rút.

Cùng với đó, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cùng với các sở, ngành, huyện, thành phố đã trực tiếp đến thăm hỏi động viên gia đình có người thân bị chết, đồng thời hỗ trợ ban đầu cho người nhà nạn nhân. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành khẩn trương tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại, khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lớn, lũ, ngập úng gây ra đảm bảo ổn định cuộc sống sinh hoạt cho nhân dân vùng ngập lũ, khu vực bị cô lập, chia cắt với bên ngoài.

UBND các huyện, thành phố đã tích cực và chủ động chỉ đạo đến UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác khắc phục hậu quả, nhất là sau khi nước rút đã chỉ đạo vệ sinh môi trường, phun tiêu độc khử trùng để đảm bảo không bị dịch bệnh sau bão lũ....; trực tiếp xuống cơ sở để kiểm tra, thăm hỏi động viên và tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại, chủ động dùng kinh phí của địa phương để mua lương thực, nước uống cho nhân dân vùng bị cô lập, chia cắt với bên ngoài.  Đối với các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức các biện pháp đảm bảo giao thông đến thời điểm hiện tại các vị trí sạt lở cơ bản đã được thông tuyến, còn một vài vị trí bị hư hỏng nặng đang khắc phục để đảm bảo cho nhân dân đị lại được thuận lợi, an toàn.

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục tập trung chỉ đạo các huyện bị ngập úng thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, quét dọn đường phố nhất là tại các khu vực họp chợ, trường học, bệnh viện, khu vực bị ngập úng; xử lý nguồn nước, bảo đảm cung cấp kịp thời nước sạch cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng mất nước, nhiễm bẩn nguồn nước.

 Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh; khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ dân có nhà bị sập đổ, hư hỏng nặng để sớm có chỗ ở. Khẩn trương củng cố hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương, tiêu thoát nước đối với diện tích lúa và rau màu, nuôi thủy sản ngập úng. Hỗ trợ các loại vật tư cần thiết để nhân dân khôi phục sản xuất. Tổ chức khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông, nhất là các vị trí bị sạt lở, thông tuyến tại các tuyến đường đang bị chia cắt, bảo đảm TTATGT. Khôi phục các hư hỏng của hệ thống cấp điện, đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

 Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát động các phong trào vận động quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ và kêu gọi các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ, trợ giúp các gia đình bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống và sản xuất.

P.Tâm

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Sáng 15/11, Thanh tra tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn trả lời đơn khiếu nại của Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Quảng Nam đối với Kết luận thanh tra số 102/KL-TTT ngày 7/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại bệnh viện này (Báo CAND đã thông tin).

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文